Thể thao

Nhiều CLB chưa 'cai sữa' ngân sách nên không quan tâm việc quảng cáo độc quyền?

Văn Nhân
Chia sẻ

Như Saostar đã thông tin, VPF tiếp tục muốn ra Điều lệ Cúp quốc gia 20323 với việc "tài trợ không cùng ngành hàng".

Trong cuộc họp trực tuyến diễn vào hôm qua (22/2), HAGL (V.League) và CLB Hòa Bình (hạng Nhất) có ý kiến về chuyện quyền lợi cho nhà tài trợ ở Điều lệ Cúp Quốc gia 2023. Bởi VPF đưa ra:"Nhà tài trợ chính được quyền quảng cáo ngành hàng độc quyền trong các hoạt động tuyên truyền, họp báo, đặt bảng quảng cáo và hoạt động thương mại khác liên quan đến Giải".

Đó là câu chuyện đáng nói về sân chơi chuyên nghiệp Việt Nam ở hiện tại. Tại sao chỉ có hai CLB lên tiếng về quyền lợi liên quan đến nhà tài trợ, dù nhiều CLB phải bỏ giải do không tìm được nhà tài trợ, hoặc có những đội từng "cầu cứu" về chuyện thiếu kinh phí? 

Nhiều CLB chưa 'cai sữa' ngân sách nên không quan tâm việc quảng cáo độc quyền? Ảnh 1
CLB HAGL phản ứng về chuyện VPF có quy định "nhà tài trợ chính được quyền quảng cáo ngành hàng độc quyền...".

Có thể thấy VPF đưa chuyện tài trợ không cùng ngành hàng vào Dự thảo Điều lệ Cúp Quốc gia 2023 nhưng chính các CLB được quyền bác bỏ. Nếu chấp nhận chuyện "độc quyền" kể trên thì các CLB chuyên nghiệp liệu có kỳ lạ? Về lý thuyết, họ đã bị giới hạn, bị rào trong việc kiếm nhà trợ nếu đụng với nhà tài trợ chính của Cúp Quốc gia 2023, tức ảnh hưởng đến tài chính.

Câu chuyện kể trên cần nói đến một vấn đề sâu xa về sự chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam. Liệu có các CLB thực sự làm bóng đá chuyên nghiệp, hay vẫn có chuyện sống nhờ tiền của địa phương (ngân sách nhà nước)?

Năm ngoái, chuyện U17 Đà Nẵng bỏ giải gây tranh cãi, một sự việc vỡ ra rằng, Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng tiếp lộ từ năm 2017 đến 2020 ngân sách thành phố đã chi cho công tác đào tạo trẻ là 56,485 tỷ đồng. Có nghĩa CLB Đà Nẵng đã có thời gian dài sống nhờ "bầu sữa" ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, CLB Quảng Nam cũng sống nhờ ngân sách nhà nước. Ông Nguyễn Húp thời điểm còn làm Chủ tịch CLB Quảng Nam đã tiết lộ UBND tỉnh Quảng Nam rót cho CLB 30 tỷ đồng để sửa sân Tam Kỳ. Mỗi năm tỉnh còn cấp cho CLB Quảng Nam 15 tỷ đồng để hoạt động.

CLB Hải Phòng được cấp 40 tỷ đồng/năm làm bóng đá chuyên nghiệp. Thành phố còn chi hơn 3 tỷ đồng để nuôi toàn bộ đội ngũ các cầu thủ trẻ. 

CLB Hà Nội được nói là chuyên nghiệp nhất nhì ở Việt Nam. Sự thật vẫn liên quan đến "bầu sữa" thành phố. Lứa Hùng Dũng, Quang Hải... được đào tạo từ tiền ngân sách nhà nước - nơi đào tạo là Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội thuộc Trung tâm huấn luyện thi đấu TDTT - Sở VHTT Hà Nội, sau đó cho CLB Hà Nội. Một vấn đề khác là CLB Hà Nội đã dùng các lứa trẻ được cho để chuyển giao đi Hà Tĩnh, TPHCM (Sài Gòn FC). Việc chuyển giao các đội trẻ có gốc từ Sở thì Hà Nội FC liệu có thu tiền? Câu hỏi khác: Hà Nội FC liệu có được khoản hỗ trợ 20 tỷ đồng/năm giống CLB Đà Nẵng?

Cuối năm ngoái, CLB Bình Định - đội bóng được xem là "đại gia" của V.League xuất hiện thông tin gửi công văn cho lãnh đạo tỉnh xin hỗ trợ kinh phí hoạt động và kêu gọi các doanh nghiệp chung tay tài trợ đội bóng. Tân binh V.League 2023 - CLB Khánh Hòa được lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cấp ngân sách 17 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất của sân vận động Nha Trang. Tỉnh treo thưởng 50 triệu đồng cho 1 bàn thắng ở V.League 2023. 

Từ thực trạng của nhiều CLB kể trên, bóng đá Việt Nam liệu có bao nhiều CLB không sống dựa vào ngân sách nhà nước?

Câu hỏi này có liên quan đến việc CLB HAGL phản đối VPF về quyền lợi cho nhà tài trợ ở V.League và Cúp Quốc gia 2023. Lý do HAGL của bầu Đức không sống dựa vào ngân sách địa phương. HAGL phải nỗ lực xây dựng thương hiệu bóng đá đẹp, nhân rộng tình yêu bóng đá đến người hâm mộ cả nước để kiếm những bản hợp đồng tài trợ lớn. Trường hợp bị ảnh hưởng về việc tìm nhà tài trợ thì CLB HAGL gặp khó khăn về tài chính, bởi bầu Đức không chỉ nuôi đội một mà còn mấy trăm con người ở Học viện bóng đá HAGL.

Nhiều CLB chưa 'cai sữa' ngân sách nên không quan tâm việc quảng cáo độc quyền? Ảnh 2
CLB HAGL của bầu Đức không nhận sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để nuôi bóng đá nên phải quan tâm đến vấn đề tài trợ. 

Hàng năm, HAGL không nhận gì từ ngân sách địa phương hỗ trợ giống nhiều CLB khác thì chắc chắn phải quan tâm đến vấn đề tìm nhà tài trợ. Đây là nguồn thu "xương sống" của bóng đá chuyên nghiệp. Ví dụ CLB Cần Thơ xin không ra tiền thì bỏ giải hạng Nhất 2023. CLB Sài Gòn lên Lâm Đồng thi đấu ở sân Đà Lạt, coi như chuyển giao cho Lâm Đồng. CLB Quảng Ninh cương quyết theo con đường chuyên nghiệp và không dùng ngân sách tỉnh làm bóng đá, qua đó không có nhà trợ cứu thì giải thể...

Nhắc thêm, VPF chỉ hỗ trợ mỗi CLB V.League 860 triệu đồng/mùa (theo thông tin từ CLB HAGL), trong khi mỗi CLB đóng lệ phí 525 triệu đồng, tức dư 325 triệu đồng nhưng chưa trừ các khoản đóng phạt. Số tiền của VPF cho CLB chắc chắn không có ý nghĩa gì trong bóng đá. 

Từ thực trạng bóng đá Việt Nam, người hâm mộ bóng đá Việt Nam có quyền thắc mắc: Phải chăng nhiều CLB chuyên nghiệp chưa cai "bầu sữa" từ ngân sách nên không quan tâm đến quyền lợi tìm nhà trợ đang bị ảnh hưởng?

Chia sẻ

Bài viết

Văn Nhân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất