Thể thao

Gã kế toán Ed Woodward thâu tóm M.U và cách bóp méo đội bóng

Theo BĐ&CS
Chia sẻ

Trong 15 năm, Ed đã biến M.U thành một hình mẫu méo mó như thế nào? Liệu M.U có thể tìm lại được ánh hào quang dưới bàn tay của Ed?

Mới đây, cựu HLV Louis van Gaal đã lên tiếng tố cáo Ed Woodward không cho ông đủ thời gian ở M.U để gây dựng đội bóng. Trên thực tế, từ một nhân viên kế toán bình thường, sau 15 năm, Ed Woodward trở thành nhân vật nắm giữ quyền lực tối thượng tại M.U. Điều gì khiến Ed được nhà Glazer tin tưởng đến như vậy?

Tay kế toán thâu tóm M.U

Ed Woodward hoàn toàn không làm việc gì liên quan tới bóng đá trước khi tiếp quản M.U. Thời trẻ, ông từng đến sân xem CLB nghiệp dư Chelmsford City thi đấu. Bản thân cha của Ed là một fan “phong trào” cổ vũ cả M.U lẫn… Derby County, hai đội bóng mạnh nhất nhì nước Anh hồi thập niên 1960.

Thời còn học phổ thông, Ed học rất tốt các môn tự nhiên. Ông tiếp tục theo học Vật lý nâng cao ở trường đại học. Nhưng cuối cùng ông lại rẽ ngang để hướng tới một công việc mang lại thu nhập ổn định hơn: Nhân viên kế toán.

Chuyên ngành ông theo học là kế toán viên công chứng. Bắt nguồn từ Scotland hồi giữa thế kỷ 19, kế toán viên công chứng (chartered accountant) được coi là danh vị cao quý nhất trong nghiệp kế toán. Bất kỳ ai có danh vị này đều được đồng nghiệp thừa nhận là chuyên gia hàng đầu trong nghề, sở hữu mức lương đáng mơ ước lên tới hàng trăm ngàn bảng Anh mỗi năm.

“Nhảy” từ lĩnh vực vật lý sang kế toán, có thể thấy Ed từ khi còn trẻ đã mang tham vọng danh vị và tiền bạc. Đó là lý do sau khi tốt nghiệp, ông chọn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC để làm việc, rồi chuyển sang ngân hàng đầu tư JP Morgan. Đó cũng là thời điểm Ed gặp nhà Glazer.

Cặp bài trùng Ed Woodward - Glazer khiến các CĐV MU ghét cay ghét đắng.

Những năm đầu 2000, chính phủ Anh đã ngăn cản ông hoàng truyền thông Rupert Murdoch mua lại M.U. Một ông lớn khác, gia đình Glazer cũng muốn mua lại đội bóng này nhưng lại gặp khó khăn trong việc vay tiền. Họ gõ cửa JP Morgan, và Ed trở thành cố vấn cho toàn bộ chiến dịch thôn tính M.U, từ việc vay tiền cho tới mua lại cổ phần.

Chưa đầy một thời gian ngắn sau đó, năm 2005, nhà Glazer chính thức sở hữu M.U bằng tiền đi vay. Nhờ có Ed cố vấn, toàn bộ số tiền nhà Glazer vay để mua cổ phần M.U được chuyển thành tiền nợ của đội bóng này. Từ một đội bóng mang tiềm lực tài chính mạnh nhất nhì thế giới, M.U phải è cổ gánh khoản nợ từ trên trời rơi xuống.

Cổ động viên M.U xuống đường biểu tình, đòi tẩy chay nhà Glazer, nhưng Ed mới là kẻ đứng sau chi phối mọi thứ. Để giải quyết tình hình tài chính khó khăn ở M.U thời mới bị mua lại, nhà Glazer lập tức tuyển dụng Ed với một kế hoạch được soạn sẵn. Hai năm sau, năm 2007, Ed trở thành Giám đốc thương mại kiêm Giám đốc truyền thông của M.U.

Với vị trí này, ông biến M.U thành con gà đẻ trứng vàng với hàng loạt hợp đồng tài trợ trên toàn thế giới. Hình ảnh cầu thủ M.U có ở khắp mọi nơi, trên vô số sản phẩm từ điện thoại di động cho đến thẻ ngân hàng, từ bim bim cho đến mì ăn liền. Tất cả nhằm thu về khoản tiền kếch xù, một phần để… trả nợ.

Tài năng của một kế toán khiến Ed thành thạo trong việc bóp nặn M.U.

Ed vốn hiếm khi trả lời trước truyền thông, nhưng mỗi khi làm vậy, ông đều khẳng định những việc mình đã làm là đúng. Ông từng chia sẻ với BBC: “Họ không nhìn những việc chúng tôi làm trong kinh doanh cũng tương tự cắm trại để chinh phục đỉnh núi vậy. Khoản nợ vay trên thực tế cũng tương tự thế chấp, và liên quan rất ít đến giá trị kinh doanh”.

“Ai đi vay tiền cũng kiếm được tiền ngày một nhiều hơn mỗi năm so với người không đi vay”, đó là phương châm của Ed. Ông chỉ ra từ khi nhà Glazer mua lại CLB, doanh thu thương mại tăng hơn gần 100 triệu bảng so với trước đó. Chính Ed cũng là người kiếm về bản hợp đồng tài trợ áo đấu với Chevrolet giúp M.U kiếm về 51 triệu bảng mỗi năm, và hàng chục triệu bảng khác nhờ bán tên… sân tập, trong khi nhiều CLB phải bán tên “linh hồn” là SVĐ chính.

Trên thực tế, Ed đã làm rất tốt trên cương vị người kiếm tiền cho M.U. Năm 2005, doanh thu thương mại của CLB chỉ ở mức 49 triệu bảng Anh. 7 năm sau, con số này là 118 triệu. Đó là lý do khiến Ed tiếp tục được nhà Glazer tin tưởng, giao cho vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quyền lực của Ed ngày một lớn.

Dân kinh tế làm bóng đá

Năm 2013, cờ đến tay Ed. Tháng 5/2013, Sir Alex Ferguson tuyên bố giải nghệ. Một tháng sau, Giám đốc điều hành David Gill cũng từ chức để ra tranh cử một ghế lãnh đạo trong ban điều hành UEFA. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất ở M.U lần lượt ra đi, Ed như vua một cõi. Với những thành tích trước đó về mặt tài chính, Ed được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch HĐQT.

Dưới tay Ed, MU đã lấy lại vị thế kiếm tiền và giá trị thương hiệu.

Trên cương vị mới, Ed không chỉ kiếm tiền về cho M.U nữa. Ông phải làm quen với môi trường bóng đá, thứ vốn cực kỳ khắc nghiệt với những ai vốn chỉ quen tính toán số má đơn thuần. Ed nắm quyền đưa về những cầu thủ cần thiết, đàm phán tiền lương. Bản thân ông cũng có mối quan hệ tốt với Sir Alex Ferguson, người khen ông “có thể tiếp nối David Gill, người cũng từng là giám đốc tài chính”.

Mùa Hè 2013, Ed vừa bắt tay vào làm việc ở cương vị mới và lập tức phải nhận thảm họa. Với tân HLV David Moyes, M.U chỉ mua thêm được đúng 1 cầu thủ: Marouane Fellaini từ Everton Họ bỏ lỡ hàng tá mục tiêu khác. Các CĐV giận dữ đòi sa thải Ed. Cuối cùng, Ed sa thải Moyes, người dẫn dắt M.U chơi như một đội bóng hạng trung và tụt xuống thứ 7 ở mùa giải năm đó vì không thể “giành ngôi vô địch”.

Moyes đi, Van Gaal đến, Ed lúc này có nhiều kinh nghiệm hơn trên thị trường chuyển nhượng. Thay vì ngồi đàm phán kì kèo bớt một thêm hai, ông sẵn sàng bỏ tiền tấn mua lại hợp đồng cũ của cầu thủ nếu có thể. Mùa hè 2014, hàng loạt ngôi sao thành danh đầu quân cho M.U như Ander Herrera, Luke Shaw, Marcos Rojo, Daley Blind, Angel di Maria, Falcao thế chỗ những cựu binh rời đội hoặc giải nghệ.

Nhưng thành tích sân cỏ vẫn chỉ là mớ hỗn độn mà thôi.

Tuy vậy, M.U dưới thời Van Gaal vẫn chơi thứ bóng đá nhàm chán. Bản thân Van Gaal giải thích ông không có được những cầu thủ tốt như ông muốn, đồng thời cảnh báo Ed “đừng mải làm kinh tế mà làm tổn hại đến thành tích đội bóng, hãy tìm cách cân bằng cả hai việc”. Kết cục, Van Gaal bị sa thải sau 2 mùa giải dù mang về thành công bước đầu là chiếc cúp FA.

Van Gaal đi, Mourinho đến. M.U tiếp tục vung tiền mua hàng loạt cầu thủ với giá trị chuyển nhượng cao ngất ngưởng như Pogba, Lukaku, Matic, Mkhitaryan, Bailly, Lindelof và cả Ibrahimovic. Nhưng M.U vẫn chưa thể lấy lại được hình ảnh năm xưa.

Trong số các cầu thủ Ed đưa về, hiện nay Mourinho phải sử dụng hai hậu vệ cánh Antonio Valencia và Ashley Young. Cả hai đều là tiền vệ từ thời Ferguson được đẩy lùi về đá!

Tài năng của Mourinho cũng chỉ giúp cho M.U đạt được một vài thành công nhất định ở những giải đấu cúp nhỏ lẻ. Vấn đề M.U gặp phải bây giờ chính là ở Ed Woodward. Từ thời Moyes, đến Van Gaal rồi Mourinho, Ed cho thấy ông là một nhà kinh tế giỏi, nhưng là nhà quản lý bóng đá tồi. M.U ngày càng tụt hậu trước Chelsea, rồi Man City trên hành trình chinh phục những danh hiệu lớn.

Chia sẻ

Bài viết

Theo BĐ&CS

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất