Thể thao

Đại hội VFF khóa 9: 'Chọn mặt gửi vàng' để nâng tầm bóng đá Việt Nam

Văn Nhân
Chia sẻ

"Tôi mong muốn VFF có một làn gió mới với nhiều doanh nhân tham gia, có tâm thế mới, sức sống mới và hướng đến thành công mới".

Đó là chia sẻ của ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Đồng Tâm) với Saostar. Bầu Thắng cho rằng Đại hội VFF khóa 9 cần nhiều doanh nhân vào Ban chấp hành VFF để có một Ban chấp hành mạnh.

Chuyện vui của bóng đá Việt Nam

"Tôi rất vui mừng khi biết Đại hội VFF khoá 9 có nhiều doanh nhân trẻ tham gia ứng cử. Tôi nghĩ cần nhiều doanh nhân vào Ban chấp hành VFF, một số người cũ không nên tham gia, có thể đóng góp theo cách riêng mà tạo điều kiện cho các người trẻ được cống hiến cho bóng đá nước nhà. 

Có một Ban chấp hành mạnh toàn diện thì có thể bầu chọn, hoặc mời người giỏi về chuyên môn vào phục vụ cho VFF, giúp bóng đá Việt Nam phát triển", bầu Thắng nói.

Bầu Đức có quan điểm giống bầu Thắng về Đại hội VFF khóa 9. Bầu Đức cho biết Đại hội VFF khóa 9 có nhiều doanh nhân tham gia mang đến tín hiệu tốt cho bóng đá Việt Nam. "Những doanh nhân trẻ mong muốn tham gia vào Ban chấp hành VFF với sự tâm huyết lớn và khát vọng cống hiến cho bóng đá nước nhà. Đây là chuyện đáng mừng cho bóng đá Việt Nam", bầu Đức nói.

Trường hợp thành công của tuyển nữ Việt Nam có dấu ấn lớn từ doanh nghiệp chung sức. Hưng Thịnh tài trợ 100 tỷ đồng vào năm 2019, nhằm hướng đến mục tiêu dự World Cup 2023. Tuyển nữ Việt Nam đã xuất sắc có mặt ở World Cup 2023. Đây là cột mốc lịch sử, là mốc son khẳng định tầm vóc bóng đá Việt Nam, xa hơn là hình ảnh Việt Nam vươn ra thế giới. Vì World Cup là giấc mơ của mọi nền bóng đá, là nơi hàng tỷ người dõi theo và bất kỳ quốc gia nào cũng vô cùng tự hào khi thấy quốc kỳ và quốc ca vang lên ở World Cup.

Đại hội VFF khóa 9: 'Chọn mặt gửi vàng' để nâng tầm bóng đá Việt Nam Ảnh 1
Tấm vé World Cup 2023 của tuyển nữ Việt Nam là niềm tự hào cho Việt Nam.

Bóng đá phải có tiền, VFF cần doanh nhân chung tay phát triển. Nếu không có tiền thì VFF không thể lên các kế hoạch phát triển cho các đội tuyển quốc gia. Ví dụ tuyển nữ Việt Nam có chuyến tập huấn đến 1 tháng tại Tây Ban Nha, sau đó chinh phục tấm vé World Cup 2023. Nếu không có tiền thì VFF làm sao đưa tuyển nữ Việt Nam sang châu Âu cọ xát?! 

Tuyển Việt Nam có hai lần vô địch AFF Cup ghi nhận dấu ấn rất lớn từ các doanh nhân. Nếu không có các doanh nhân như ông Võ Quốc Thắng, ông Đoàn Nguyên Đức thì VFF không có tiền mời được HLV Calisto, HLV Park Hang Seo, đồng nghĩa không có thành công.

Lăng kính từ đội tuyển nữ đi World Cup, hay đội tuyển nam cho thấy bóng đá Việt Nam muốn hướng tới các mục tiêu lớn, muốn ra "biển lớn" thì Ban chấp hành VFF khóa 9, các vị trí chủ chốt cần có doanh nhân tham gia. 

Đến "chọn mặt gửi vàng"

Một Ban chấp hành mạnh cần người giỏi và nhiều doanh nhân tham gia. Đây là câu chuyện về trách nhiệm của những người bỏ phiếu vào ngày 6/11 tới. Đúng hơn, bóng đá Việt Nam phải "chọn mặt gửi vàng", thay vì duy trì tư duy cũ và quan hệ cũ để bầu chọn những người cũ không có năng lực lẫn sức mạnh tài chính vào Ban chấp hành VFF.

Hãy lấy một trường hợp điển hình tham gia ở Đại hội sắp tới. Nhìn vào bản danh sách 24 ứng viên Ban chấp hành VFF khóa 9, những người làm bóng đá Việt Nam có trách nhiệm thì phải điền tên ông Võ Văn Thư (Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Topenland Bình Định). Tại sao có đáp án này?

Đại hội VFF khóa 9: 'Chọn mặt gửi vàng' để nâng tầm bóng đá Việt Nam Ảnh 2
Ông Võ Văn Thư xứng đáng vào Ban chấp hành VFF khóa 9.

Tấm vé dự World Cup 2023 của tuyển nữ Việt Nam là câu trả lời. Đây là sự cống hiến thật, đóng góp thật và kết quả thật. 

VFF có cần một doanh nhân tầm cỡ như ông Võ Văn Thư của Hưng Thịnh tham gia Ban chấp hành VFF khóa 9? Chắc chắn rất cần, bởi bóng đá Việt Nam được hưởng lợi, vì Hưng Thịnh đang đồng hành với VFF chăm lo cho bóng đá nữ, tài trợ cho các giải đấu giao hữu của đội tuyển nam Việt Nam. Nếu ông Võ Văn Thư không được vào Ban chấp hành VFF thì VFF chịu tổn thất đầu tiên, và các doanh nhân khác cũng đặt câu hỏi về chuyện bầu bán ở Đại hội VFF khóa 9.

Ngoài ông Võ Văn Thư, danh sách ứng viên của Ban chấp hành VFF khóa 9 có nhiều doanh nhân khác. Điển hình Chủ tịch CLB Thanh Hóa - Cao Tiến Đoan là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, ông Trương Sỹ Bá (Chủ tịch CLB SLNA) là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, ông Trần Văn Quỳnh (Chủ tịch CLB Kon Tum) là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vị trí Vàng, ông Nguyễn Trung Kiên (Next Media), ông Lê Văn Thành (Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Động Lực) cùng các doanh nhân khác. 

Đại hội VFF khóa 9 được đánh giá là một bước ngoặt lớn cho bóng đá Việt Nam. HLV Park Hang Seo sẽ nghỉ sau AFF Cup 2022, tuyển Việt Nam hướng đến mục tiêu World Cup 2026... VFF cần một diện mạo mới với nền tài chính vững mạnh và nhiều người giỏi dám nghĩ dám làm, trong đó nhất định phải có nhiều doanh nhân tham gia. 

Chia sẻ

Bài viết

Văn Nhân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất