Học đường

Thầy giáo lý giải câu hát 'ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây' ở góc độ Hóa học

Phương Linh
Chia sẻ

"Ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây" là câu hát khá quen thuộc trong bài hát "Xem như em chẳng may" do Lương Bích Hữu trình bày nhận được nhiều sự quan tâm những ngày qua. Vậy nếu giải thích ở góc độ Hóa học, liệu có gì liên quan không?

Lương Bích Hữu là một trong những giọng ca nổi tiếng, gắn liền với thế hệ 8X, 9X một thời với hàng loạt "hit" như Dằm Trong Tim, Quên Cách Yêu,... Những ngày vừa qua đây, Lương Bích Hữu là cái tên được công chúng nhắc đến khá nhiều, đặc biệt là sau màn xuất hiện của cô trong một chương trình giải trí. 

Không chỉ tạo bất ngờ với màn tái xuất trên sóng truyền hình, tiết mục trình diễn ca khúc Xem như em chẳng may của Lương Bích Hữu còn nhanh chóng gây sốt mạng xã hội. 

Thầy giáo lý giải câu hát 'ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây' ở góc độ Hóa học Ảnh 1
Lương Bích Hữu quay trở lại với ca khúc Xem như em chẳng may khiến nhiều người ngỡ ngàng

Trong bài hát này có câu hát khiến nhiều người ấn tượng "Ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây". Dù là một câu hát, tuy nhiên, nếu giải thích ở góc độ Hóa học, liệu có gì liên quan không?

Mới đây, trả lời báo Thanh Niên, Thạc sĩ Phạm Lê Thanh - giáo viên hóa học Trường THPT Nguyễn Hiền, quận 11, TP.HCM, cho hay đây là hình tượng hoá cho phản ứng hoá học của đường và H2SO4 đặc.

“Axit sunfuric đặc (H2SO4) háo nước nên sẽ lấy đi 11 phân tử nước (H2O) trong tinh thể đường C12H22O11 (ngọt ngào), sinh ra carbon C (màu đen) sau đó C tiếp tục tác dụng với H2SO4 đặc (tính oxi hóa mạnh) tạo ra khí CO2 và SO2 dạng khói bốc lên. Vậy là ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây”, thạc sĩ Phạm Lê Thanh nói.

Thầy giáo lý giải câu hát 'ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây' ở góc độ Hóa học Ảnh 2
Thạc sĩ Phạm Lê Thanh và học trò. Ảnh: Báo Thanh Niên

Thầy Phạm Lê Thanh cho biết thêm phương trình hóa học cho hiện tượng này thể hiện như sau: H2SO4 C12H22O11 → 12C 11H2O

và C 2H2SO4 đặc → CO2 2SO2 2H2O

Câu chuyện lý giải “ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây” ở góc độ môn hóa học được thầy Phạm Lê Thanh mang đến cho học trò trong giờ hóa học kỳ 2 năm học 2021-2022.

"Trong bài học về axit sunfuric đặc, để nhấn mạnh tính háo nước đặc trưng của H2SO4 tôi đã lấy ví dụ về lời bài hát này cho học sinh dễ nhớ hiện tượng thí nghiệm và khắc ghi kiến thức", thầy giáo cho hay.

Xem thêm: Kỳ thi THPT Quốc gia 2022 và những câu chuyện dở khóc dở cười |

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất