Học đường

Tân sinh viên bị 'sốc' khi tiêu mỗi tháng 5 triệu đồng vẫn không đủ 'cầu cứu' sự giúp đỡ của dân mạng

Nhật Minh - CTV
Chia sẻ

Đối với các cô cậu sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên thì việc chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu, dùng ở những khoảng gì, có hợp lý hay không luôn là những câu hỏi mới nghĩ đến thôi cũng đã thấy nhức đầu…

Sinh viên luôn là khoảng thời gian quý báu đối với các bạn trẻ bởi bên cạnh những bài học trên giảng thường thì việc sống tự lập, tự đi làm thêm, tự chăm lo những công việc thường ngày sẽ giúp mỗi người có thể nâng cao kỹ năng của mình hơn, từ đó giúp ích được cho quá trình đi làm hay lập gia đình sau này. 

Tuy nhiên, có một câu hỏi mà rất nhiều những bạn sinh viên đều thắc mắc, đặc biệt là sinh viên năm nhất mới đặt chân lên thành phố đó chính là chi tiêu mỗi tháng bao nhiêu để phù hợp với túi tiền sinh viên? Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện mà mỗi người sẽ có riêng cho mình những câu trả lời, trường hợp của nam sinh trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình.

Theo đó mới đây, một tân sinh viên của trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện về việc chi tiêu hằng ngày của mình.

 Cụ thể, anh chàng cảm thấy sốc khi tiêu 5 triệu/tháng, bao gồm tiền phòng, điện nước, xe cộ,… Chính vì điều này, nam sinh đã cầu cứu cộng đồng mạng với mong muốn xin lời khuyên để tiêu làm sao cho tiết kiệm hơn.

Tân sinh viên bị 'sốc' khi tiêu mỗi tháng 5 triệu đồng vẫn không đủ 'cầu cứu' sự giúp đỡ của dân mạng Ảnh 1
Câu chuyện chi tiêu của một nam sinh năm nhất bất ngờ khiến cư dân mạng "dậy sóng". Ảnh chụp màn hình

Nguyên văn chia sẻ của nam sinh này như sau:

“Tháng 5 triệu tiên trên đại học mà vẫn hết, năm nhất chi tiêu sao chi hợp lý? Anh chị có ai thấy sốc như em không, Hà Nội cái gì cũng đắt đỏ ý. Bố mẹ cho 5 triệu/tháng vừa rồi tiêu, bố mẹ còn bảo là cho dư ra tiêu cho thoải mái mà 1 tháng, em hết sạch không còn đồng nào.

Khoản chi tiêu của em như sau:

Tiền phòng: 1,8 triệu (tính trọ 2 người nhưng em mới ở 1 thôi).

Tiền điện, nước, thẻ điện thoại tháng vừa rồi hết 350 nghìn.

Tiền xe cộ (cả xăng xe, cả xe đi về quê) hết 700 nghìn.

Tiền ăn thì sáng em ăn 10 - 15k/1 bữa, trưa ăn khoảng 30k, tối ăn khoảng 30k nữa… Tổng 1 ngày nguyên ăn chính là 75k, chưa kể tiền ăn vặt… 1 tháng em hết sạch số tiền còn lại, lại còn hơn 5 triệu ấy nhưng em quên không tính, em chỉ tính sơ sơ như vậy. Còn chưa kể 2 bữa đi ăn buffet cùng bạn mừng đỗ đại học nữa.

Thật ra nếu có thêm 1 bạn nữa thì tiền phòng với điện nước cũng đỡ chỉ đi được 1 triệu. 

Thì tổng chi phí tiêu 1 tháng cũng 4 triệu…

Từ 1 đứa học sinh tháng tiêu 200 - 300k là cùng, toàn ăn vặt linh tinh giờ 1 tháng tiêu 4 triệu, 5 triệu chưa kể tiền học phí em sốc lắm 

Không biết mấy anh chị mà ở ngoài trọ, xong ăn uống ở ngoài 1 tháng tiêu 2 – 3 triệu như nào, anh chị cho em xin công thức chi tiêu được không ạ, mới tháng đầu năm nhất mà đã thế này sốc quá…”

Tân sinh viên bị 'sốc' khi tiêu mỗi tháng 5 triệu đồng vẫn không đủ 'cầu cứu' sự giúp đỡ của dân mạng Ảnh 2
Nam sinh này cảm thấy "sốc" với cách chi tiêu của mình trong 1 tháng đầu tiên kể từ khi bước chân vào giảng đường đại học. Ảnh minh họa

Câu chuyện ngay sau khi được chia sẻ đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ dân mạng và nhận về hơn 20k lượt tương tác chỉ sau ít giờ. Bên dưới bài đăng, nhiều sinh viên đã để lại bình luận của mình nhằm hướng dẫn anh bạn cách làm sao để chi tiêu hợp lý hơn. 

Một số người dùng cũng nhắn nhủ rằng, nếu nam sinh này đi làm thêm thì đó cũng là một cách để anh chàng tập quản lý đồng tiền của mình, từ đó biết được cái gì nên sử dụng và cái gì không nên.

- “Tân sinh viên thì chuyện này là điều bình thường mà, bạn cũng đừng quá lo lắng, từ từ vài tháng sau hay tối đa là sang năm 2 thì sẽ hiểu và tiết chế lại thôi”.

- “Bạn nên tìm trọ rẻ hơn xíu, chịu khó ở ghép và nấu ăn ở trọ, như thế cũng sẽ tiết kiệm được phần nào chi phí sinh hoạt”.

- “Cùng chung hoàn cảnh tương tự với mình lúc mới lên Hà Nội học, tháng nào ít lắm cũng 6 – 7 triệu đồng, sau này cuối tháng ăn mì tôm mãi rồi cũng quen, những tháng sau thì mỗi tháng tầm 4 triệu là cùng”.

- “Mình nghĩ bạn có thể đi làm thêm và hạn chế xin tiền gia đình lại, tới lúc đó bạn sẽ biết trân quý đồng tiền mình làm ra và có cách tiêu hợp lý hơn”.

Chia sẻ

Bài viết

Nhật Minh - CTV

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất