Học đường

Sự thật nghiệt ngã phía sau giấc mộng Harvard: Đánh đổi thanh xuân lẫn tính mạng vì áp lực học hành

Ý Như (Tổng hợp)
Chia sẻ

Phía sau cánh cổng ngôi trường Harvard danh tiếng nhất thế giới là sự khắc nghiệt khủng khiếp và có nhiều người đã phải trả giá đắt khi theo học ở đây.

Harvard “đánh gục” bạn ngay từ những ngày đầu

Theo Nina Rung Hoch, thành viên hội đồng quản trị Eurekos đồng thời là nhà đầu tư startups ví von rằng, Harvard như là một chương trình huấn luyện quân sự.

Họ ra sức “đánh gục” bạn trong suốt một năm đầu tiên (trong khi Quân đội Mỹ chỉ “hành hạ” “ma mới” có 13 tuần). Mục đích của cách làm này là để từ năm thứ 2 trở đi, Harvard sẽ “xây dựng lại” cả con người bạn.

Tiết học ở Harvard là những buổi phản biện. Ảnh: Lê Thanh Sang.

Ở năm đầu tiên, các môn học được thiết kế để làm choáng ngợp bất cứ học viên nào. Những ai muốn sóng sót qua thời gian này phải chứng minh cho Harvard thấy rằng bạn có khả năng lên kế hoạch và ưu tiên từng hành động của mình, những kỹ năng cần thiết của bất kỳ CEO hay quản lý cấp cao nào. Lúc này, những thành viên trong lớp học đều là những thành phần ưu tú của ưu tú nhất. Bạn luôn tồn tại áp lực vô hình rằng bất kì bạn cùng lớp nào cũng đã từng viết sách, sở hữu công ty riêng, từng phát minh ra một thứ gì đó cao siêu hay đơn giản là đã chu du khắp 52 nước với khả năng giao tiếp hơn 6 ngôn ngữ khác nhau và việc bạn “xuất sắc” hẳn là điều đương nhiên.

Năm thứ hai trở đi các sinh viên phải tiếp tục cạnh tranh lẫn nhau, nhưng song song với cạnh tranh là hợp tác, giống như ngoài đời vậy.

Ngay khi gia nhập Harvard, bạn phải đối mặt với một phương pháp học hoàn toàn khác biệt, vì mỗi câu hỏi và bài tập đều có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Bạn phải chuẩn bị bảo vệ quan điểm về câu trả lời của bạn tới cùng trong các buổi phản biện. Và điểm số của hoạt động này chiếm gần 50% số điểm của môn học.

Giấc mơ Harvard và hàng loạt sinh viên tự tử vì áp lực

Đối với nhiều người, Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ là nơi khởi đầu lý tưởng cho một tương lai tốt đẹp. Với một số người khác, đây là cái nôi ngột ngạt, cướp đoạt tuổi trẻ, thậm chí tính mạng của họ.

Tháng 8/2015, Jason D. Altom, sinh viên khoa Hóa học hệ sau đại học tại Harvard, tự tử để chấm dứt những ngày tháng học tập căng thẳng. Nạn nhân để lại 3 bức thư tuyệt mệnh, chỉ trích giáo sư cố vấn từng giành giải Nobel đã đẩy anh đến bước đường cùng.

Nhóm hoạt động xã hội Active Minds tổ chức triển lãm với khoảng 1.100 chiếc ba lô tượng trưng cho số sinh viên tự tử mỗi năm. Ảnh: Activeminds.org.

Cái chết của Altom dấy lên câu hỏi về những gì đang diễn ra tại những ngôi trường hàng đầu thế giới. Vụ tự tử là bằng chứng của áp lực học tập nặng nề cùng sự cạnh tranh khốc liệt. Chúng tồn tại ở nhiều đại học, đặc biệt với những trường danh tiếng.

Trên thực tế, đã có nhiều cái chết phía sau giảng đường Harvard. Từ năm 1980, trường có 8 vụ tự sát.

Sau cái chết của Jason D. Altom, nhiều người cố gắng tìm hiểu nguyên nhân đằng sau quyết định tiêu cực này và họ chỉ ra rằng áp lực học hành là nguyên nhân chính.

Thời gian biểu kín mít từ 7 đến 22h

John Fish, sinh viên ngành Khoa học Máy tính, Đại học Harvard (Mỹ) và đoạn video chia sẻ về thời gian biểu hàng ngày của mình mới đây được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc - một quốc gia nổi tiếng với áp lực thi cử, học hành. Chàng nam sinh đã nhận được sự đồng cảm của hàng triệu người dùng Weibo Trung Quốc sau khi chia sẻ về thời gian biểu khắc nghiệt của mình.

Trong video, Fish chỉ ra rõ những điều mình cần làm để tuân thủ quy tắc về thời gian biểu do bản thân tự đặt ra.

Theo đó, những hoạt động của Fish làm hàng ngày khoa học và tỉ mỉ y như hội “con nhà người ta”: 7h sáng thức dậy và ăn sáng, 8h làm bài tập về nhà tiếng Thụy Điển, 9h tham gia lớp học tiếng Thụy Điển, 10h tự học Toán, 11h30 ăn trưa, 13h tham gia học trên lớp, 15h tập thể dục, 18h30 ăn tối, 19h đi làm và đúng 22h tối bắt đầu lên giường đi ngủ.

Thời gian biểu kín mít từ 7 đến 22h của 1 sinh viên Harvard khiến học sinh, sinh viên Trung Quốc cũng phải choáng ngợp mới thấy ngôi trường trong giấc mơ của nhiều người này đã lấy đi thanh xuân của họ như thế nào.

Chia sẻ

Bài viết

Ý Như (Tổng hợp)

Tin mới nhất