Học đường

Không còn căng thẳng để trả deadline, những cách giao bài mới mẻ của GV FPT khiến SV thở phào nhẹ nhõm

T.H
Chia sẻ

Tuy là “hung thần không lưỡi hái” nhưng deadline vốn chẳng chừa một ai, có khả năng “hủy hoại” bạn cả về tinh thần lẫn nhan sắc. Thế nhưng, bằng cách giao bài đặc biệt và sáng tạo, gợi cảm hứng thay vì tạo áp lực đến mức làm vội cho xong, giảng viên ĐH FPT đã biến những “mớ bòng bong” này trở nên rất thú vị, nhẹ nhàng, thậm chí giúp khơi nguồn cảm hứng, tinh thần học tập cho sinh viên trường F.

Vừa học vừa chơi, giải bài tập thảnh thơi lại còn bổ ích

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, yên tâm đi nếu bạn là những con “sâu lười” hạng nặng và đã miễn nhiễm với đủ loại đồng hồ báo thức, giấy nhớ, thậm chí là lời thầy cô giục giã, rầy la… Giảng viên ĐH FPT đã nghĩ ra cách ứng dụng công nghệ trong giao bài, đánh giá và kiểm tra để các bạn sinh viên thêm hứng thú và tự giác trong quá trình học tập.

Theo đó, nhiều thầy cô đã chiêu mộ một “trợ giảng 4.0” là công cụ Quizizz, Quizlet. Nếu như Quizlet cho phép giảng viên và người học tạo các thẻ học trực tuyến (flashcard kỹ thuật số) để dễ dàng thống kê các chủ đề bài vở và ghi nhớ kiến thức, thì Quizizz lại hỗ trợ biến những bài tập khó nhằn, khô cứng dưới dạng minigame để sinh viên chơi mà học, học mà chơi.

Ứng dụng công nghệ để giao bài tập là cách để giảng viên ĐHFPT khơi gợi sự hứng thú, chủ động trong học tập cho sinh viên FPT

“Giao bài tập qua các nền tảng online như Quizlet, Quizizz là một hình thức mới lạ và sáng tạo mà mình được trải nghiệm khi trở thành sinh viên trường F. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm mình đang theo học có đặc thù là khá khô khan, cần sự nhanh nhẹn và logic nên những cách giao bài mới lạ sẽ giúp chúng mình bớt căng thẳng và áp lực về những con số, thuật toán hơn.

Thay vì đưa ra những bộ đề trắc nghiệm khô khan, giảng viên sẽ khéo léo thiết kế các bộ câu đố trong một minigame trên ứng dụng. Ví dụ sinh viên sẽ cùng tham gia game đua xe và ai là người trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ là người về đích trước. Những công cụ này còn bắt kịp xu hướng khi đưa các meme trên mạng xã hội đan xen vào những câu hỏi, giúp quá trình dạy và học, trao đổi giữa giảng viên và sinh viên FPT bớt khô khan và thú vị hơn” - Bạn Vũ Tùng, sinh viên chuyênngành Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT Hà Nội chia sẻ.

Giảng viên trường F luôn có những ý tưởng giao bài độc đáo và mới mẻ để sinh viên bớt nhàm chán, căng thẳng khi hoàn thành deadline.

Luyện nhạc cụ dân tộc “chất nghệ” cho những “dân chơi hệ… vlog”

Thời buổi mạng xã hội video như Youtube, TikTok len lỏi vào từng ngõ ngách của đời sống, các giảng viên bộ môn Nhạc cụ dân tộc Trường ĐH FPT cũng không đứng ngoài cuộc và luôn tìm cách ứng dụng xu hướng này vào các tiết dạy của mình. Nhằm truyền cảm hứng và sự thích thú cho sinh viên IT với bộ môn tỳ bà, cô Nguyễn Thùy Chi – giảng viên được mệnh danh “thần tiên tỷ tỷ”của ĐH FPT đã nảy ra ý tưởng giao bài tập về nhà cho các bạn sinh viên thông qua dạng video tự quay, vlog tự dựng.

Cô Thùy Chi - Nữ giảng viên bộ môn Nhạc cụ truyền thống tại Trường ĐH FPT

Từ những ngày đầu chập chững làm quen với cây đàn truyền thống, sinh viên dù còn ngập ngừng, gảy đàn chưa ra giai điệu nhưng cô Thùy Chi luôn khuyến khích các bạn tự ghi hình lại thành video. “Đây vừa là cách để sinh viên có thể lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm, có nguyên một chuỗi clip để nhìn lại hành trình cố gắng của bạn thân. Các bạn sẽ có động lực hơn để video ngày hôm nay sẽ tốt hơn ngày hôm qua, đến khi hoàn thành khóa học có thể tự hào “khoe” bè bạn và gia đình về thành quả mà mình đã đạt được” – Cô Thùy Chi chia sẻ.

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất