Học đường

Những bài học 'xương máu' SV nhận được khi thực tập

T.H
Chia sẻ

Kỳ thực tập đối với SV năm cuối còn được ví như "dậy thì lần thứ 2" bởi chỉ sau vài tháng SV trở nên chín chắn và trưởng thành hơn hẳn, chưa kể còn “dắt túi” được nhiều bài học “xương máu” trước khi chính thức tốt nghiệp.

Chọn được nơi thực tập phù hợp là thành công 50%

Chọn nơi "trao thân gửi phận" phù hợp, đúng với ngành nghề đang theo đuổi là bí kíp đầu tiên để có một kỳ thực tập thành công. Tiếp xúc với công việc thực tế đúng chuyên môn sẽ giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thêm "sức nặng" cho CV khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp sau này. 

Trước khi đăng ký thực tập ở bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay, sinh viên cần tập cho mình thói quen đặt câu hỏi: Vào làm việc tại đây mình sẽ học được gì và có thể đạt được những gì. Việc chỉ ra những mục đích, mong muốn và định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho bản thân sẽ giúp sinh viên chọn ra những môi trường việc làm phù hợp.

Chọn nơi thực tập phù hợp là một bước đệm tốt để sinh viên khẳng định mình, có cơ hội học hỏi và phát triển các kỹ năng.

Ở ĐH FPT, kỳ OJT (on the job training) diễn ra ngay từ năm thứ 3 thay vì năm cuối cùng như đa số các trường đại học khác. Đây là cơ hội để sinh viên có thể sớm tìm ra công việc mình muốn là gì, sở trường của bản thân là gì… Các bạn có thể nắm rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó tiếp tục điều chỉnh, trau dồi, chuẩn bị cho tương lai sau khi tốt nghiệp đại học. 

Nhiều sinh viên ĐH FPT sớm có việc làm từ trước khi tốt nghiệp nhờ thể hiện tốt khi đi thực tập tập tại doanh nghiệp, tham gia các kỳ phỏng vấn – tuyển dụng do nhà trường phối hợp với các công ty lớn tổ chức. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao sinh viên ĐH FPT còn đến tận trường để “săn” nhân sự trước khi sinh viên tự ứng tuyển vào các môi trường khác.

Nhiều sinh viên ĐH FPT có cơ hội việc làm ngay khi đang đi học nhờ được đánh giá cao trong kỳ thực tập tại doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm luôn cần thiết ở bất cứ môi trường nào

Thái độ, tác phong và các kỹ năng mềm quan trọng không kém chuyên môn, năng lực trong công việc. Thực tập ở một môi trường mới, trước khi thể hiện được khả năng của bản thân, sinh viên cần có thái độ tôn trọng mọi người xung quanh, thái độ cởi mở, cầu tiến. 

Nếu kiến thức chưa đủ sâu, kĩ năng chưa thực sự xuất sắc thì để bù lại, sinh viên cần chứng minh được tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ, có tố chất và kỹ năng trong làm việc nhóm, lập kế hoạch, quản trị thời gian… Khi chuẩn bị đầy đủ hành trang kiến thức, kĩ năng và thái độ, chắc chắn sinh viên sẽ có những tháng ngày thực tập bổ ích, đáng nhớ với thành tích cao. Không loại trừ khả năng đó sẽ là cơ quan mà sinh viên công tác sau khi tốt nghiệp. 

Kỹ năng mềm là yếu tố cần thiết để sinh viên có 1 kỳ thực tập thành công.

“Là sinh viên ĐH FPT nên ngay từ năm nhất mình đã được trải nghiệm nhiều khóa học kỹ năng mềm, rèn luyện tính chủ động, tự tin, năng động và sáng tạo. Đây đều là những hành trang hữu ích cho mình khi đi thực tập 2 tháng tại một công ty chuyên về thiết kế, truyền thông và đào tạo thương hiệu. 

Yếu tố sáng tạo thì chủ yếu phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, năng khiếu của bản thân, nhưng để hoàn thiện sản phẩm và làm hài lòng khách hàng thì cần có thêm những kỹ năng mềm khác như: lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu, tâm lý người tiêu dùng; kỹ năng thuyết trình và thuyết phục; lập kế hoạch và sắp xếp thời gian để hoàn thành đúng thời hạn được giao… Khó mà tưởng tượng mình sẽ xử lý các đầu việc ra sao khi chỉ có kiến thức chuyên ngành còn kỹ năng mềm là số 0 tròn trĩnh nếu không có kỳ thực tập “thần thánh” của trường.” - Duy Hùng, sinh viên năm cuối chuyên ngành Thiết kế đồ họa, ĐH FPT Hà Nội chia sẻ. 

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin mới nhất