Học đường

Cuộc sống của những Á quân thành công nhất 'Đường lên đỉnh Olympia'

Linh Chi
Chia sẻ

Trải qua 20 năm phát sóng, bên cạnh nhiều cái tên đã được vinh danh ngôi vị Quán quân, hành trình hậu cuộc thi những thí sinh về nhì – những người khiến chặng đường đua trở nên gay cấn hơn bao giờ hết cũng nhận được sự quan tâm không kém.

Đường lên đỉnh Olympia đã đi qua 20 năm phát sóng và vẫn luôn là chương trình nhận được sự quan tâm và yêu thích đặc biệt trong lòng khán giả. Để bước vào trận chung kết và tiến tới bục vinh quang, tất cả các thí sinh đều có vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh chiến thắng vô cùng xứng đáng của các Quán quân, khán giả chắc chắn không thể quên những người khiến chặng đường đua trở nên gay cấn hơn: các Á quân. Dù để thua nhà vô địch trên đường đua đến đỉnh Olympia nhưng các Á quân đã cho thấy đó lại chính là bước đệm để tiến đến thành công của riêng họ.

Á quân năm đầu tiên trở thành Tiến sĩ trẻ tuổi của Việt Nam tại nước ngoài

Nguyễn Thành Vinh trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". mùa đầu tiên

Nguyễn Thành Vinh đại diện trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) tham dự "Đường lên đỉnh Olympia" năm đầu tiên (2000) và về nhì trong trận chung kết. Bên cạnh đó, Thành Vinh từng giành Huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 32 diễn ra ở Đan Mạch.

Không chỉ vậy, Thành Vinh gây bất ngờ khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với vai diễn Nam thư sinh trong "Phía Trước Là Bầu Trời". 

Sau cuộc thi, Thành Vinh giành suất học bổng do chính phủ Úc cấp và trở thành Tiến sĩ. Anh cũng trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.

Diễn xuất của Thành Vinh được khán giả nhiệt tình ủng hộ.  

Anh dành 2 năm làm việc tại Đức theo chương trình hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ và tiếp tục đi nhiều nước làm việc rồi trở lại Úc nghiên cứu, giảng dạy Hóa học tại ĐH Curtin. Từ năm 2015 đến nay, anh làm giảng viên Viện Đại học New South Wales. Hiện, Á quân đầu tiên của Olympia sống tại Úc với vợ và 2 con.

Á quân năm thứ 2 Đỗ Thị Hồng Nhung: Thạc sĩ ngành Giáo dục truyền thông ở Phần Lan

Đỗ Thị Hồng Nhung - Á quân Đường Lên Đỉnh Olympia mùa thứ 2.

Là Á quân nữ hiếm hoi của Olympia, Đỗ Thị Hồng Nhung đã để lại nhiều ấn tượng nhất khi thể hiện những kiến thức phong phú qua các vòng thi.

Đỗ Thị Hồng Nhung từng là học sinh chuyên Toán của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long) nhưng lại là học sinh giỏi toàn quốc môn Văn và tiếng Anh. 

Hồng Nhung đã hoàn tất khóa học thạc sĩ ngành Giáo dục truyền thông ở Đại học Lapland (Phần Lan)

Sau khi tốt nghiệp loại giỏi khoa Ngữ văn của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Hồng Nhung đã có 1 năm là việc trong lĩnh vực truyền hình. Sau đó, cô hoàn tất khóa học thạc sĩ ngành Giáo dục truyền thông ở Đại học Lapland (Phần Lan) và từng chia sẻ dự định học lên tiến sĩ. 

Nguyễn Nguyễn Thái Bảo – Á quân mùa thứ 5 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Nhật Bản

Nguyễn Nguyễn Thái Bảo tại "Đường Lên Đỉnh Olympia" mùa thứ 5

Với những người yêu mến "Đường lên đỉnh Olympia", một trong những trận chung kết khó quên nhất có lẽ là ở mùa thứ 5 (phát sóng năm 2004), khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo – đại diện trường THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên – Huế) - về nhì chỉ kém nhà vô địch Đỗ Lâm Hoàng 10 điểm. 

Nguyễn Nguyễn Thái Bảo tham dự cuộc thi Rung chuông vàng. 

Sau cuộc thi, anh được miễn thi tốt nghiệp THPT, tuyển thẳng vào ĐH Y Dược Huế năm 2005 và tốt nghiệp loại giỏi ngành Bác sĩ Đa khoa. Bên cạnh đó, Thái Bảo cũng gây ấn tượng khi là người chiến thắng trong cuộc thi “Rung chuông vàng” toàn quốc lần thứ 3; giành danh hiệu Sinh viên tiêu biểu toàn quốc, Sinh viên 5 tốt toàn quốc.

Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Nhật Bản ở tuổi 32.

Năm 2015, Á quân Olympia nhận học bổng toàn phần của chính phủ Nhật Bản để làm nghiên cứu sinh 4 năm tại khoa Phẫu thuật chỉnh hình, ĐH Y khoa Hamamatsu. 

Đến năm 2019, Thái Bảo bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Nhật Bản ở tuổi 32. Hiện anh là giảng viên bộ môn Ngoại – ĐH Y Dược Huế. 

Đỗ Đức Hiếu – Á quân năm thứ 10 đạt 29/30 điểm kỳ thi Đại học

Đỗ Đức Hiếu - Á quân "Đường Lên Đỉnh Olympia" năm thứ 10. 

Cũng được xem là năm có trận chung kết đáng xem nhất lịch sử chương trình, "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 10 chứng kiến sự lên ngôi của Phan Minh Đức – cựu học sinh THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. Về nhì với số điểm chỉ kém nhà vô địch 15 điểm, Đỗ Đức Hiếu (THPT Lê Lợi, Thanh Hóa) khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Đỗ Đức Hiếu hiện đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM

Sau hành trình tại Olympia, Đỗ Đức Hiếu thi đỗ vào khoa Kinh tế Đối ngoại thuộc trường Đại học Ngoại thương Hà Nội với số điểm vô cùng ấn tượng: hai điểm 10 môn Toán ở khối A và B, tổng điểm thi đạt 29/30.

Được biết, hiện tại Đỗ Đức Hiếu chuyển vào sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Anh kết hôn năm 2018 và có con gái đầu lòng. 

Nguyễn Hải Đăng - Á quân năm thứ 19 với loạt thành tích ấn tượng

Nguyễn Hải Đăng - Á quân "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 19

Về nhì trong đường đua năm thứ 19 nhưng cậu nam sinh lớp chuyên sinh trường THPT Lê Quý Đôn cũng gây ấn tượng khi là người đầu tiên đưa cầu truyền hình trực tiếp Olympia về tỉnh Khánh Hòa.

Không chỉ là Á quân của Olympia, Hải Đăng còn sở hữu loạt thành tích đáng nể: Huy chương Đồng môn Sinh học tại cuộc thi Olympic 30/4 năm 2018 và giành Huy chương Bạc năm 2018; giải Nhì môn Sinh học tại kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia năm học 2019 – 2020.

Năm vừa qua, Hải Đăng vinh dự là một trong số gần 400 đại biểu tham dự Đại học Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VI – 2020. 

Chia sẻ

Bài viết

Linh Chi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất