Học đường

Học tiếng Anh, đừng bỏ qua những bí ẩn siêu hay về từ điển

Lê My (Tổng hợp)
Chia sẻ

Cặm cụi học tiếng Anh, thế nhưng liệu bạn đã nằm lòng bí kíp học qua từ điển siêu hay ho này chưa?

Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của tiếng Anh, đặc biệt là với sự phát triển của xã hội như bây giờ. Trong khi người người nhà nhà loay hoay tìm cách giao tiếp nhanh thật nhanh, vội vàng bỏ qua nhiều thứ cơ bản thì bí kíp học qua từ điển này sẽ là phao cứu sinh cho bạn trong hành trình học tiếng Anh của mình.

Âm tiết

Phần này sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu âm tiết nằm trong một từ. Vì tiếng Anh có cách phát âm khác tiếng mẹ đẻ của bạn, biết được số âm tiết của một từ sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, đặc biệt là đối với trọng âm.

Từ khóa (những từ vựng nên được dành sự quan tâm đặc biệt)

Các từ khóa của Oxford 3000 cần được ưu tiên trong quá trình học từ vựng đã được chọn lọc cẩn thận bởi một nhóm các chuyên gia ngôn ngữ và giáo viên giàu kinh nghiệm. Để đánh dấu các từ khóa này, các từ điển khác nhau dùng các ký hiệu khác nhau, một số từ điển in chữ màu đỏ còn một số khác đặt ký hiệu chìa khóa cạnh từ đó.

Hơn nữa, những từ nằm trong danh sách Academic Words List (Danh sách các từ học thuật) được đánh dấu AC trong từ điển để bạn biết rằng đó là những từ có ích trong tiếng Anh học thuật và rất đáng để học. Lưu ý: Hãy chọn lọc các từ bạn cần học.

Phát âm

Bạn phát âm từ “comfortable” (thoải mái) như thế nào? Trong từ điển số, bạn có thể nhấn vào nút chiếc loa để nghe cách phát âm chuẩn. Đối với những người dùng từ điển giấy, có phần hướng dẫn về cách đọc các âm ở cuối mỗi trang để bạn có thể phát âm từ đó một cách chính xác. Phần nút loa màu đỏ là phát âm chuẩn Anh - Anh, màu xanh là chuẩn giọng Anh - Mỹ.

Trọng âm

Trong một vài trường hợp, việc thay đổi vị trí trọng âm của một từ có thể thay đổi nghĩa của từ đó. Ví dụ:

● CONtent (n.) = những thứ nằm trong một chiếc hộp, căn phòng, nội dung của một cuốn sách, vân vân.

● conTENT (adj.) = vui vẻ và hài lòng

Hãy nhớ rằng chìa khóa để phát âm tiếng Anh tự nhiên là chú tâm vào cách đọc trọng âm. Đôi khi một từ rất đơn giản như “DICtionary” thường hay bị phát âm sai thành “dicTIONary”!

Loại từ

Giống như tiếng Việt, tiếng Anh cũng được chia thành nhiều loại theo ngữ pháp và dựa theo cách dùng của chúng. Các loại từ phổ biến là:

● [v.]: verb: động từ

● [n.]: noun: danh từ

● [adj.]: adjective: tính từ

● [adv.]: adverb: trạng từ

● [conj.]: conjunction: liên từ

● [prep.]: preposition: giới từ

● [pro.]: pronoun: đại từ

● [det.]: determiner: mạo từ

● [int.]: interjection: thán từ

Phạm vi từ vựng

Đây chính là độ trang trọng của một từ. Bạn cần phải thống nhất trong bài viết và bài nói và giữ một giọng điệu trang trọng, hơi trang trọng hoặc thông tục trong suốt cả bài nói hay bài viết. Ví dụ như:

● Thông tục: We need lots of stuff for making these things. (Chúng tôi cần rất nhiều thứ để làm những thứ này.)

● Trang trọng: A significant amount of raw material is required for manufacturing such products. (Một lượng lớn nguyên liệu thô cần được đáp ứng để sản xuất những sản phẩm đó.)

Một động từ có thể là ngoại động từ, nội động từ, hoặc cả hai. Đơn giản mà nói, những động từ luôn cần có tân ngữ là [T] (ngoại động từ). Ví dụ, “kill” (giết) là một ngoại động từ trong câu “John had to kill the horse” (John phải giết con ngựa), trong khi những từ không cần tân ngữ được đánh dấu là [I] (nội động từ): “My grandfather died peacefully in bed.” (Ông tôi nằm trên giường ra đi thanh thản.) Nhưng một số động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ:

● Break (T): Bọn nó làm gãy bút chì của cậu ấy. (có tân ngữ)

● Break (I): Ghế của cậu ấy gãy vào giữa buổi phỏng vấn. (không có tân ngữ)

Lưu ý: Việc kiểm tra xem một động từ là ngoại hay nội động từ là rất quan trọng vì bạn không thể dùng nội động từ trong thể bị động. Ví dụ, động từ “happen” (xảy ra) là một nội động từ và nếu nói “It was happened twice this year” (Nó đã bị xảy ra hai lần trong năm nay.) là sai; mà bạn phải nói “It happened twice this year.” (Nó đã xảy ra hai lần trong năm nay.)

[C] hay [U]

Một trong những việc quan trọng khi tra danh từ trong từ điển là xem nó có đếm được hay không. Bạn có thể đọc thêm ở trang web:

https://www.ieltsjuice.com/weekly-lessons/2014/04/24/did-you-know-these-words-are-uncountable

Ví dụ

Hãy dành thời gian đọc tất cả các ví dụ của từ bạn đang tra nghĩa. Đó là những câu mẫu rất tốt giúp bạn học cách sử dụng đúng của từ đó. Ví dụ, chúng ta đều biết “tiring” và “tired” (mệt mỏi) đều là tính từ, nhưng từ tired được dùng cho người, như trong câu “I’m so tired I could sleep for a week.” (Tôi quá mệt mỏi, tôi có thể ngủ cả tuần liền.) trong khi tiring dùng cho vật, người hoặc sự việc khiến bạn mệt mỏi, như “We’ve all had a long tiring day.” (Chúng tôi có một ngày dài mệt mỏi.)

Nguồn ieltplanet.info

Chia sẻ

Bài viết

Lê My (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất