Học đường

Đạt điểm 9 -10/môn nhưng vẫn trượt Đại học, nguyên nhân do đâu?

Phương Linh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Sau khi các trường Đại học công bố điểm chuẩn, không ít thí sinh tiếc nuối vì điểm khá cao, có nhiều thí sinh đạt 9- 10 điểm nhưng trượt nguyện vọng 1, không đỗ bất kỳ ngành nào.

Thí sinh đạt 9 - 10 điểm/môn vẫn trượt đại học

Ngày 4 và 5/10, các trường ĐH trên toàn quốc đồng loạt công bố điểm chuẩn năm 2020. Đáng chú ý, điểm chuẩn năm nay tăng mạnh so với năm 2019, nhiều ngành tăng mạnh từ 2-3 điểm, tiệm cận 30 điểm. Cá biệt, có ngành đạt mức điểm chuẩn tối đa 30/30 điểm.

Sau khi các trường Đại học công bố điểm chuẩn, không ít thí sinh tiếc nuối vì điểm khá cao nhưng trượt nguyện vọng 1, không đỗ bất kỳ ngành nào. 

Đạt điểm 9 -10/môn nhưng vẫn trượt Đại học, nguyên nhân do đâu? Ảnh 1
Mặc dù nhiều thí sinh đạt điểm 9, thậm chí điểm 10 nhưng vẫn trượt Đại học. Ảnh minh họa

Điển hình điểm chuẩn một số ngành học năm nay tăng cao gây sốc phải kể đến: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn các mã ngành đều tăng vọt, nhiều ngành điểm ở mức 28 – 29 điểm (tính theo thang điểm 30). Mã ngành cao nhất là 29,04 điểm, Khoa học máy tính.

Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là 28,1 điểm. Ngành Y Đa khoa - ĐH Y Hà Nội là 28,9 điểm.

Nhiều ngành của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Quốc gia Hà Nội khối C năm nay cao kỷ lục như: Ngành Hàn Quốc học lên tới 30 điểm; ngành Đông Phương học là 29,75 điểm; ngành Quốc tế học 28,75 điểm; ngành báo chí là 28,5 điểm; ngành Khoa học Quản lý 28,5 điểm...

Ngành luật kinh tế của Trường ĐH Luật Hà Nội là ngành có điểm chuẩn cao nhất 29 điểm với tổ hợp xét tuyển C00.

Nguyên nhân do đâu?

Điểm chuẩn cao đã được dự báo trước đó

Lý giải về điểm chuẩn các trường đại học năm nay tăng cao, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chủ yếu là phục vụ công tác xét tốt nghiệp, đồng thời với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, nên đề thi có yêu cầu thấp hơn năm 2019, và do vậy, điểm mặt bằng chung của thí sinh cao hơn.

Về việc điểm chuẩn nhiều ngành học năm nay tăng cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến điểm trúng tuyển vào một ngành có thể cao hoặc rất cao, ví dụ như ngành Hàn Quốc học (khối C) của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN điểm chuẩn là 30 điểm, do chỉ tiêu xét tuyển ngành học ít, trong khi thí sinh có nguyện vọng đăng ký đông.

Đặc biệt, năm nay các trường đại học đưa ra nhiều phương thức xét tuyển như xét tuyển kết hợp, xét học bạ, xét tuyển thẳng và dành đến 40 – 50 chỉ tiêu cho các phương thức này nên chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT giảm gần 1 nửa so với mọi năm. Do đó, điểm chuẩn một số ngành học năm nay tăng cao, gây sốc. 

Nhiều thí sinh tự tin và chủ quan

PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định: Việc các thí sinh điểm cao chót vót 9 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng mình yêu thích, ông Kiên cho rằng, trước khi điều chỉnh nguyện vọng, các trường đại học đã có dự báo khoảng điểm chuẩn nên nếu các em tự tin hoặc chủ quan chỉ toàn đăng ký ngành hot, không căn cứ vào dự báo điểm chuẩn của các trường nên trượt cũng là chuyện bình thường.

Ví dụ, ngành Khoa học Máy tính của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường đã đưa ra dự báo là là 28-29 điểm vì năm ngoái mức điểm đã 27,42. Năm nay phổ điểm dịch chuyển ở top trên từ 1-2 điểm, vì vậy không có gì bất thường cả.

Toàn quốc có khoảng gần 1000 em có điểm từ 28 trở lên, chỉ tiêu ngành Khoa học máy tính là 260, tỷ lệ xét theo điểm thi là khoảng 75%.

Một lượng học sinh lớn không đi du học

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Tác giả cuốn sách "Cùng con bước qua các kì thi" cho hay, nguyên nhân này có thể "đổ lỗi" cho dịch Covid-19. Nhiều học sinh giỏi giành được học bổng đi du học Mỹ, Úc, Pháp đã hoãn lại, hoặc hủy kế hoạch du học, quay ra thi để học trong nước rồi sau tính tiếp nên khiến một số trường đại học top đầu như Đại học Ngoại thương cạnh tranh tăng lên. 

Do học Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân hệ Chất lượng cao hoặc tiên tiến có thể sau này dễ dàng đi du học chuyển tiếp nên nhiều học sinh chọn phương án "an toàn" học đại học trong nước thay vì đi du học thời điểm này.

 

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất