Học đường

Cô giáo dân tộc Mường vừa trở thành ĐBQH khoá XV: 'Tôi mong muốn mình là cầu nối, hiểu tâm tư của cử tri'

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Giáo viên Hà Ánh Phượng (SN 1991, dân tộc Mường), quê xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ). Cô Ánh Phượng hiện là giáo viên trường THPT Hương Cần (Phú Thọ) người từng lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu vừa trở thành đại biểu Quốc hội khoá XV.

Chia sẻ trên Tiền Phong, cô Hà Ánh Phượng cho biết, việc trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV vừa là niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn lao. Vinh dự khi được đại diện không chỉ cho các thầy cô giáo, mà còn là đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và cho cả những thanh niên trẻ tuổi.

“Tôi mong muốn mình sẽ là cầu nối, tích cực tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri để đem tiếng nói ấy đến nghị trường quốc hội”, cô nói .

Cô giáo dân tộc Mường vừa trở thành ĐBQH khoá XV: 'Tôi mong muốn mình là cầu nối, hiểu tâm tư của cử tri' Ảnh 1

Cô Ánh Phượng mong muốn có thể đề xuất với Quốc hội để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn tiếng Anh trong các nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam nói chung.

“Tôi sẽ tiếp tục lan tỏa và chia sẻ mô hình lớp học xuyên biên giới cùng các phương pháp giảng dạy tích cực 4.0 với các trường trong và ngoài tỉnh Phú Thọ, để có thêm nhiều em học sinh sớm trở thành những công dân toàn cầu, đặc biệt trước những thách thức của dịch bệnh đang diễn biến đối với ngành giáo dục.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề nhiều học sinh Việt Nam đang gặp phải như văn hoá đọc, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, vấn đề thanh thiếu niên an toàn khi sử dụng mạng...".

Cô giáo dân tộc Mường vừa trở thành ĐBQH khoá XV: 'Tôi mong muốn mình là cầu nối, hiểu tâm tư của cử tri' Ảnh 2

Trước đó, chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam, cô giáo Hà Ánh Phượng cho biết, giáo dục là vũ khí mạnh nhất thay đổi được thế giới. Với cô, giáo dục không chỉ dạy kiến thức mà hướng đến phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của một con người. Bản thân cô luôn tâm niệm, người làm giáo dục phải không ngừng học để tránh bị tụt hậu. Ngoài ra, cô luôn trong tâm thế chia sẻ kiến thức.

“Thế kỷ XXI tạo ra cho học sinh rất nhiều thách thức và cả những cơ hội. Tôi nghĩ, quan trọng là học sinh cần phải tự tin, linh hoạt trong mọi tình huống. Có thể không cần giỏi tất cả các môn, nhưng ít nhất các em phải giỏi một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn em không giỏi toán nhưng giỏi mỹ thuật”, Hà Ánh Phượng nói.

Cô giáo dân tộc Mường vừa trở thành ĐBQH khoá XV: 'Tôi mong muốn mình là cầu nối, hiểu tâm tư của cử tri' Ảnh 3

Giáo viên Hà Ánh Phượng là người Việt Nam duy nhất được tổ chức Varkey Foundation công bố trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020. Giải thưởng này được coi như “giải Nobel” về giảng dạy để ghi nhận công lao nổi bật của giáo viên trên toàn thế giới.

Nữ giáo viên này cũng từng giành Học bổng Hoa Trạng Nguyên - dành cho thủ khoa tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2009. Cô cũng là 1 trong 14 sinh viên châu Á năm 2011 đạt học bổng tiềm năng lãnh đạo do Viện giáo dục quốc tế Mỹ IIE trao tặng.

Hiện tại, cô Ánh Phượng vừa dạy học ở trường THPT Hương Cần, vừa tham gia dạy học qua truyền hình, YouTube, hoạt động hội nhóm chuyên môn, viết sách hướng dẫn ôn thi, ra app học trực tuyến môn tiếng Anh.

Cô cũng dành thời gian dạy học miễn phí cho trẻ em tại khu ổ chuột của Ấn Độ, trẻ em ở Nam Phi cho đến các lớp học trực tuyến tại California, Mỹ. Những diễn đàn kết nối này là nơi cô tích cực lan tỏa và chia sẻ sáng kiến tới nhiều đồng nghiệp trên khắp mọi miền.

Không chỉ giảng dạy, cô Ánh Phượng còn tích cực nghiên cứu khoa học. Năm học 2018 – 2019, cô tham gia hội thảo quốc tế Viettesol với tư cách là báo cáo viên về sáng kiến sử dụng phim để dạy tiếng Anh;

Năm học 2019 – 2020 cô cũng tham gia hội thảo này với tư cách là báo cáo viên về đề tài nghiên cứu khoa học mô hình học tập xuyên quốc gia qua skype…

Bên cạnh đó, sau khi lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu vào ngày 11/11/2020, cô giáo Hà Ánh Phượng tiếp tục nhận được bằng khen của Thủ tướng vì đã có những đóng góp cho ngành giáo dục.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất