Học đường

Chuyên gia giáo dục nói về bài thơ Bắt nạt: Không phù hợp đưa vào sách giáo khoa

Phương Linh
Chia sẻ

Chuyên gia giáo dục, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương nhận định bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh kém duyên, thậm chí không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.

Những ngày gần đây, trên một số diễn đàn MXH đã và đang chia sẻ về bài thơ "Bắt nạt" gây ra tranh cãi về nội dung, nghệ thuật. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ sự ngán ngẩm về chất lượng sách giáo khoa lớp 6 và không thể hiểu được cách gieo vần của tác giả.

Được biết, bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh nằm trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” (Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, tr24-25).

Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng, nội dung xuyên suốt nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác. 

Chuyên gia giáo dục nói về bài thơ Bắt nạt: Không phù hợp đưa vào sách giáo khoa Ảnh 1
Chuyên gia giáo dục nói về bài thơ Bắt nạt: Không phù hợp đưa vào sách giáo khoa Ảnh 2
Bài thơ "Bắt nạt" của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập 1) dấy lên cuộc tranh cãi những ngày qua

Tuy nhiên, sau khi đọc bài thơ, nhiều người nhận xét rằng, tác giả gieo vần không chuẩn, cách dùng từ bị đánh giá là "vô tri". Việc dùng hình ảnh “mù tạt” để ẩn dụ cho hành vi bắt nạt người khác là không phù hợp, gây khó hiểu, không có giá trị truyền tải đích đến của thông điệp.

Không những vậy, nhiều người còn phát hiện ra, bài thơ có một vài vài lời thơ có ý kích bác, dạy con trẻ bản tính hiếu thắng, sẵn sàng khiêu khích bạn bè với những dòng thơ cuối: “Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này/Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay”.

Liên quan đến câu chuyện gây tranh cãi này, trao đổi với VOV2, chuyên gia giáo dục, thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương nói, điều khiến bài thơ "Bắt nạt" gây tranh cãi không phải vì chi tiết "mù tạt" hay chủ đề "bắt nạt" nhạy cảm mà vấn đề đây là bài thơ kém duyên, thậm chí không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.

"Bài thơ tầm thường ở cả mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật. Tác giả diễn đạt hơi vụng, đặc biệt ở khổ thơ cuối. Mọi người quan niệm sách giáo khoa phải chuẩn mực, ngữ liệu đưa vào sách thực sự phải chắt lọc. Với một bài thơ có tính nghệ thuật thấp như "Bắt nạt" không phù hợp được sử dụng làm ngữ liệu trong sách giáo khoa", anh Nguyễn Quốc Vương nói.

Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương, "Bắt nạt" là đề tài khó. Nếu người viết không tinh tế, sâu sắc sẽ khó thuyết phục được bạn đọc, chưa nói đến việc thuyết phục học sinh, phụ huynh, giáo viên... khi đưa nó làm ngữ liệu trong sách.

Trong khi đó, phía nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh - tác giả của bài thơ "Bắt nạt" từng trả lời báo Thanh Niên năm 2021 rằng: "Những bài thơ đầu đời cách đây gần 30 năm của tôi đã hoàn thiện về vần điệu rồi. Tôi không phụ lòng vần điệu của ca dao, tục ngữ và vô số bài thơ hay đã ngấm vào tôi. Ý thức mỗi ngày đều cầu toàn hơn trong gần 30 năm qua không cho phép vần điệu của tôi kém chất lượng, nhất là trong thơ chọn lọc cho thiếu nhi mà tôi đặt toàn bộ danh dự vào đó. Các yếu tố nghệ thuật khác cũng tương tự, đã là hơi thở. Có logic rõ ràng như vậy trong chuyện này".

Cũng theo nhà thơ này, có nhiều trẻ em đã thích thú tự nhiên với bài thơ in trong tập Ra vườn nhặt nắng đã bán hơn 11.000 bản. "Hơn 6 năm qua, ở trang bán sách mỗi ngày, tôi không nhận được 1 bình luận hay tin nhắn riêng chê bài Bắt nạt tới  khi bài thơ được đưa vào SGK", nam nhà thơ nói.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất