Sắc màu Cuộc Sống

Vượt mốc hơn 6000 ca nhiễm Covid- 19, TP.HCM thay đổi chiến lược dập dịch?

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Tính đến tối 4/7, TP.HCM ghi nhận thêm 599 trường hợp sau 24h, nâng tổng số lên hơn 6.000 ca (từ 27/4), đứng đầu trong 51 tỉnh, thành có ca mắc, vượt Bắc Giang. Trước tình hình này, mới đây, TP.HCM đã thay đổi chiến lược điều tra, truy vết, khoanh vùng để nhanh chóng dập dịch Covid-19.

Vượt mốc hơn 6000 ca nhiễm Covid- 19, TP.HCM thay đổi chiến lược dập dịch? Ảnh 1
Trước tình hình các ca nhiễm mới tăng liên tục, TP. HCM đã thay đổi chiến lược điều tra, truy vết, khoanh vùng. Ảnh minh hoạ

Tăng tốc truy vết Covid-19 của TP.HCM

Theo PLO, đối với công tác khoanh vùng, TP.HCM sẽ tiến hành xác định khu vực khoanh vùng trong 1 giờ hoặc sớm hơn ngay khi có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19. Để có căn cứ khoanh vùng, nhân viên điều tra dịch tễ sẽ tiến hành điều tra nhanh ca F0 kết hợp đánh giá thực địa để có cơ sở khoanh vùng phạm vi xử lý.

Đối với công tác điều tra dịch, TP.HCM sẽ xác định các mốc dịch tễ của F0 để lập danh sách F1 gần, F1 xa, F2 của F1 gần và được điều tra theo thực tế tiếp xúc, không theo hộ khẩu. Người có hộ khẩu nhưng không sống tại địa phương, không tiếp xúc thì không tính; người dù không có hộ khẩu nhưng có sinh hoạt trong khu vực, thân nhân, bạn hữu thăm viếng thì vẫn phải lập danh sách người tiếp xúc. Bên cạnh đó, người tiếp xúc với F0 sẽ được phân loại mức độ nguy cơ tiếp xúc để từ đó lên phương án xử lý thích hợp.

Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sẽ có nguyên tắc riêng tùy theo từng đối tượng. Đối với tất cả trường hợp F1, sau khi lập danh sách sẽ được chuyển ngay về khu cách ly tạm thời của quận, huyện để điều tra dịch tễ. Các mẫu xét nghiệm khẳng định RT-PCR sẽ được chuyển khẩn về phòng xét nghiệm theo sự điều phối của HCDC và có kết quả trong 12 giờ hoặc sớm hơn.

Các đối tượng khác như F2, xét nghiệm mở rộng… sẽ được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và lấy mẫu gộp theo từng hộ gia đình hoặc 2-3 hộ trong cùng một mẫu gộp để thuận lợi cho việc truy vết sau này.

Việc phân công lực lượng điều tra truy vết và lấy mẫu xét nghiệm phục vụ chống dịch nhằm đảm bảo 100% ca bệnh F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ sau khi nhận được thông tin.

Bên cạnh đó, các F1 phải có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ, các F2 và mẫu xét nghiệm ổ dịch phải có kết quả trong 24 giờ. Trên cơ sở đó, quyết định việc điều chỉnh phạm vi phong tỏa.

Xây dựng kịch bản cho 15 nghìn ca mắc

Theo Tiền Phong, trước số ca mắc Covid-19 mới liên tục tăng, ngành chức năng thành phố chuẩn bị kịch bản ứng phó, đồng thời chủ động thay đổi để thích ứng trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, việc bổ sung các BV dã chiến chuyên thu dung điều trị Covid-19 nhằm kịp thời thu dung, điều trị toàn bộ số ca mắc mới phát hiện qua xét nghiệm tầm soát tại các khu nguy cơ cao trong cộng đồng và các trường hợp đang được cách ly theo dõi tại các khu cách ly tập trung (F1 chuyển sang F0).

Chủ động phân loại độ nặng của bệnh để kịp thời chuyển tuyến phù hợp góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị Covid-19, tập trung điều trị cho các trường hợp bệnh nặng, hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong.

Cách ly F1 tại nhà

Thông tin trên VietNamNet, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh tại cuộc họp chiều 3/7, việc cách ly trường hợp F1 tại nhà là rất cần thiết. Thời gian tới, TP.HCM cũng xây dựng kế hoạch có thể sẽ sử dụng công thức 14+14.

Nghĩa là những F1 sau 14 ngày cách ly tập trung sẽ được khảo sát nơi lưu trú, nếu đủ điều kiện như quy định của Bộ Y tế, họ sẽ tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày để giảm tải cho khu cách ly tập trung.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu thành phố thực hiện tốt, đồng đều các biện pháp phòng, chống dịch, quyết tâm để đến cuối tháng 7, dịch bệnh giảm rõ, giảm sâu và sang tháng 8, có thể khống chế dịch bệnh.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất