Sắc màu Cuộc Sống

Đô thị hóa nhanh chóng mặt, chẳng mấy chốc những mảng màu xưa cũ này sẽ biến mất khỏi Thủ đô

Vương Phi
Chia sẻ

Với nhiều người, khu tập thể cũ có lẽ chỉ là mảng miếng mờ nhạt trong tâm trí nhưng cũng có nhiều người, khu nhà ấy gợi nhắc lại bao ký ức thời thanh xuân.

Theo nghiên cứu của PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, Hà Nội là một trong hai thành phố (TP. HCM) có mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Ước tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 30 - 32% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh (đô thị hóa theo chiều rộng).

Sống ở Thủ đô đã 5-6 năm nhưng có đôi lúc, tôi thấy Hà Nội không thay đổi với những tuyến phố, khung cảnh quen thuộc như đã xưa lắm rồi.

Vậy nhưng có những ngày đi bộ thong thả, đưa mắt ngắm nhìn kỹ cảnh sắc xung quanh mới giật mình nhận ra, số liệu trong những báo cáo kể trên thật sự rất chính xác hay thậm chí, dường như tốc độ đô thị hóa còn diễn ra mạnh mẽ hơn.

Từ chỗ làm cho đến khi về nhà, xung quanh toàn là những công trường xây dựng. Mấy năm nay, những tòa chung cư cao ốc mọc lên rầm rộ, nhiều nhà dân cũng xây mới thành biệt thự mini đẹp đẽ, khang trang…

Cơ hội về nhà ở nhiều hơn khiến người ta dần dịch chuyển khỏi những khu tập thể cũ kỹ, thứ mà một thời là niềm tự hào của những cư dân sống ở đó bởi nó được xem là biểu tượng của nếp sống văn minh, thời thượng và sự công nhận cống hiến của người lao động đối với cơ quan đoàn thể.

Sự phát triển theo chiều hướng đi lên của xã hội là qui luật tất yếu, chẳng có gì đáng buồn cả. Chỉ là đôi lúc nhiều người vốn sẵn tính hoài cổ, vẫn thường tiếc nhớ một góc cảnh cũ, đã từng gắn bó với ký ức tuổi thơ và nỗi buồn cứ tăng lên khi họ nhận ra rằng, ngày nào đó, hình ảnh quen thuộc kia rất có thể sẽ bị xóa sổ.

Quang cảnh Thủ đô nhìn từ trên cao.

Ở Hà Nội bây giờ, có lẽ không còn nhiều người đang sống trong một khu tập thể có tuổi đời lớn hơn cả bản thân mình. Với họ, những khu tập thể cũ có thể chỉ là một mảng miếng mờ nhạt trong tâm trí. Ừ thì cũng thi thoảng đi ngang qua và biết đến sự tồn tại của nó nhưng chẳng có kỷ niệm nào đáng nhớ.

Vậy nhưng, cũng có nhiều người, nhà tập thể gợi nhắc lại bao ký ức thời thanh xuân. Nhìn thấy nó, họ như bị choáng ngợp tâm trí và thước phim cuộc đời, cứ thế tua nhanh lại theo guồng quay hối hả đến nghẹt thở của cuộc sống.

Những khu tập thể cũ kỹ, tường sơn tróc vàng và lồng sắt cheo leo cứ lặng thinh ở đó, ngắm nhìn thành phố thay da đổi thịt. Chúng trở nên trầm mặc, cổ kính theo dòng chảy thời gian. Dù chưa biết đến bao giờ bị xóa sổ nhưng chắc chắn chỉ cần nó còn tồn tại thì ít hay nhiều, trong nhận thức của mỗi người đang sống ở Hà Nội, nhà tập thể vẫn là một hình ảnh ấn tượng, đem đến một cảm giác rất xưa cũ, hoài cổ.

Nét đặc trưng của khu tập thể Thủy Lợi là luôn luôn xuất hiện hằng hà sa số bộ quần áo đang phơi.

Khu tập thể Thuỷ Lợi to, rộng với nhiều khu nhà.

Những căn phòng nhỏ bé từng là “tiêu chuẩn” nay không còn đủ cho sinh hoạt của người dân, nên những “ba lô”, “chuồng cọp” đua nhau mọc chồi ra ban công.

Điểm độc đáo nhất ở khu tập thể Thuỷ Lợi đó là khoảng trời giữa các khu nhà được trưng dụng để phơi quần áo.

Khu nhà cũ này từng gây sốt khi xuất hiện trong MV “Thật bất ngờ” của ca sĩ Trúc Nhân.

Khu tập thể Khương Thượng, Thành Công, Nguyễn Công Trứ… và nhiều nơi khác, một thời là biểu trưng cho bộ mặt hiện đại, nếp sống đầy tự hào của Hà Nội.

Cuộc sống gắn liền với những chiếc loa phát thanh, mỗi chiều và sáng sớm lại kể nhiều câu chuyện thú vị về cuộc sống muôn màu ngoài kia.

Bảng tin thông báo những vấn đề sinh hoạt chung.

Góc cửa sổ yên bình.

Những bức tường nhốm màu nắng mưa.

Khu tập thể cũ ở Phạm Ngọc Thạch.

Khu tập thể Giảng Võ nhìn từ trên cao.

undefined
Chia sẻ

Bài viết

Vương Phi

Tin mới nhất