Sắc màu Cuộc Sống

Thảm án dã man 5 người trong một gia đình ở Sài Gòn: Lý do nào khiến hung thủ khó được hiến tạng cho y học?

Quỳnh Quỳnh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Đối diện với mức án tử hình vì sát hại 5 mạng người ở Sài Gòn, hung thủ Nguyễn Hữu Tình đã bày tỏ nguyện vọng được hiến tạng cho y học để có thể ra đi thanh thản.

Ngày hôm qua 9/7, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, An Giang) đã diễn ra tại TP.HCM trước sự quan tâm của đông đảo báo chí và dư luận.

Nguyễn Hữu Tình là thủ phạm gây ra vụ thảm sát 5 người trong một gia đình tại Bình Tân (Sài Gòn) từng gây rúng động vào đầu năm 2018.

Bị cáo Nguyễn Hữu Tình trong phiên tòa xét xử ngày 9/7 vừa qua.

Theo thông tin của Zing.vn, bị cáo từ An Giang lên làm thuê cho gia đình nạn nhân từ năm 2017. Tuy nhiên do làm việc thiếu chăm chỉ và có nhiều thói hư tật xấu nên Tình thường xuyên bị chủ nhà la mắng.

Đến ngày 13/2/2018, Tình bị bà chủ mắng vì làm rơi viên bi sắt lên sàn gỗ và gây ra tiếng động mạnh. Trong cơn tức giận, bị cáo đã ra tay hạ sát cả 5 người trong gia đình này, trong đó có 2 vợ chồng ông bà chủ và 3 người con. Sau khi hạ sát cả gia đình này, Tình mang theo một số đồ vật có giá trị và rời đi.

Thông tin ghi nhận của báo Tuổi trẻ Online trong phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Tình vào ngày hôm qua đã cho biết, bị cáo đã phải chịu mức án tử hình đối với những tội danh nghiêm trọng mà mình đã gây ra.

Khi được nói những lời cuối trước tòa, Nguyễn Hữu Tình gửi tới gia đình nạn nhân và bố mẹ của mình lời xin lỗi thành khẩn, đồng thời cũng bày tỏ nguyện vọng muốn được hiến tạng cho y học để có thể ra đi thanh thản.

Bị cáo Tình có nguyện vọng được hiến tạng cho y học.

Trả lời phỏng vấn của báo Trí Thức Trẻ, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) khẳng định việc tử tù xin hiến tạng không bị cấm về mặt pháp lý.

Cụ thể, Khoản 3, điều 20, Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật”.

Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 cũng chỉ rõ: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

Tuy nhiên, theo nhận định của Luật sư Chánh, các tử tù nói chung và trường hợp của Nguyễn Hữu Tình nói riêng khó có thể thực hiện được nguyện vọng hiến tạng. Bởi Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 đã quy định, án tử được tiến hành bằng phương thức tiêm thuốc độc.

Điều này đặt ra một câu hỏi rằng, liệu sau khi thực hiện quá trình tiêm thuốc, nội tạng của tử tù có đáp ứng được những yêu cầu y học hay không?

Trong trường hợp chất độc ảnh hưởng đến nội tạng và cơ thể thì nguyện vọng hiến tạng của tử tù chắc chắn không thể thực hiện.

Dù vậy, nhiều luật sư đã tiến hành đề xuất việc nghiên cứu cơ chế pháp lý nhằm tạo điều kiện cho tử tù được hiến tạng, bởi đó là một hành động có tính nhân văn, thể hiện sự sám hối và tinh thần hướng thiện của họ trước khi ra đi.

Chia sẻ

Bài viết

Quỳnh Quỳnh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất