Sốc phản vệ sau tiêm Quinvaxem, bé 2 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong

Chia sẻ

Một ngày sau khi tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem, một em bé ở Hà Nội có biểu hiện bất thường sau đó tử vong, nguyên nhân ban đầu được xác định do sốc phản vệ trên cơ địa trẻ bị bệnh giãn cơ tim.

Sáng 5/5, bé được gia đình đưa đến trạm y tế xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem. Sau tiêm 30 phút không có biểu hiện gì bất thường nên trẻ được về nhà. Rạng sáng 6/5, bé sốt cao, ho nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín.

Sau khi sức khỏe ổn định, bác sĩ cho trẻ về nhà theo dõi tiếp. Sau đó, con có biểu hiện thở nhanh, khó thở tăng dần, gia đình tiếp tục đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín rồi được chuyển tiếp lên Bệnh viện Saint Paul nhưng không cứu được.

20140731-vi-234-m-m-224-ng-n-227-o-do-m-244-cau-c-243-the-g-226-y-tu-vong-trong-24-gio-2

Một cháu bé 2 tháng tuổi ở Thường Tín (Hà Nội) tiêm văcxin 5 trong 1 Quinvaxem bị tử vong hôm 6/5

Chiều 9/5, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội họp và kết luận ban đầu trẻ tử vong do sốc phản vệ sau tiêm văcxin Quinvaxem trên cơ địa mắc bệnh cơ tim giãn.

Phản ứng phản vệ sau tiêm chủng (hoặc sau tiếp xúc vật lạ) có thể xảy ra tức thì, trong một vài giây hoặc vài giờ. Hiện nay không dự báo trước được cơ địa của từng người. Một khi đã xảy ra phản ứng sốc phản vệ thì nguy cơ tử vong rất cao.

Khoảng 10% trẻ sau khi được tiêm văcxin Quinvaxem với thành phần ho gà toàn tế bào có biểu hiện sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc… Đây là những phản ứng thông thường sau khi tiêm văcxin và thường tự khỏi sau 24 giờ. Có những trường hợp rất hiếm hoi - ít hơn một trên một triệu ca - một trẻ khỏe mạnh có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với văcxin, đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau tiêm, bao gồm khó thở, cha mẹ nên đưa đến bác sĩ ngay lập tức. Phản ứng này tương tự như các loại mẫn cảm khi bị ong đốt, ăn đậu phộng hoặc uống penicillin, có thể được điều trị bằng thuốc thích hợp.

Văcxin Quinvaxem được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ, dùng để phòng các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất