Sắc màu Cuộc Sống

Sập mỏ vàng Lào Cai: 'Chưa kịp làm đám cưới, nó đã đột ngột ra đi'

Cường Ngô - Hòa Nguyễn
Chia sẻ

'Nó mới đi làm vàng được hai tháng, vừa hỏi vợ xong, định sang năm cưới, thế mà giờ đây nó bỏ chúng tôi ra đi, kẻ tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh', bố nạn nhân Bàn Văn Lợi nghẹn ngào chia sẻ với PV.

Như Tạp chí điện tử Saostar đã đưa tin, vụ sập mỏ vàng ở núi Ô Quý Hồ (Lào Cai) khiến 4 ngôi nhà bị sập, làm chết 9 người, bị thương 3 người, chủ yếu là công nhân của Công ty Nhẫn Lào Cai.

Sáng nay, lực lượng chức năng đã căn bản tiếp cận được hiện trường để triển khai công tác cứu hộ cứu nạn. Đến thời điểm hiện tại đã xác định được danh tính những nạn nhân thiệt mạng trong vụ sập mỏ vàng Lào Cai. Trong đó nạn nhân cao tuổi nhất là anh Đào Văn Nhung (sinh năm 1966), trẻ tuổi nhất là anh Bàn Văn Lợi và Bàn Văn Ngân, đều sinh năm 1999.

0

Hiện trường vụ sập mỏ

Những nạn nhân xấu số đều được đưa về quê nhà để an táng. Đa số đều là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do họ phải làm “phu vàng” ở thôn Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Theo như chia sẻ của người dân địa phương, khu vực núi Ô Qúy Hồ có địa hình rất hiểm trở, bao quanh là núi, khi có mưa lớn rất dễ xảy ra hiện tượng thiên tai như lũ quét, sạt lở đất. Công việc khai thác vàng rất vất vả, ngoài ra, phía đơn vị tổ chức khai thác chưa trình báo giấy phép hoạt động.

Trước đó vào ngày 25/6/2015, UBND huyện Văn Bàn thành lập ban chỉ đạo để ngăn chặn các đối tượng khai thác vàng trái phép, bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại thôn Mà Sa Phìn.

Tất cả những trường hợp thương vong trong vụ sập mỏ vàng đều là hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều trường hợp thương tâm như gia đình nạn nhân Bàn Văn Lợi (ở xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên). Bố của nạn nhân nghẹn ngào: “Nó mới đi làm vàng được 2 tháng, vừa hỏi vợ xong, định sang năm cưới, thế mà giờ đây kẻ tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh”.

DSC_0417 copy

Bố nạn nhân Bàn Văn Lợi bật khóc khi nói về con.

DSC_0350 copy

DSC_0347 copy

Nhà của nạn nhân Bàn Văn Lợi rất nghèo, nguồn thu nhập chủ yếu dựa tiền công từ việc khai thác vàng.

Hoàn cảnh của nạn nhân Bàn Văn Ngân cũng éo le không kém. Mẹ bỏ đi từ khi anh 1 tuổi, bố chịu cảnh gà trống nuôi con. Lớn lên, Ngân đòi theo bố đi khai thác vàng ở núi Ô Qúy Hồ để giúp gia đình trang trải nợ nần và có thêm của ăn của để. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, chính nơi kiếm cơm lại cướp đi sinh mạng của nam thanh niên chưa bước sang tuổi 18 tuổi này.

DSC_0388 copy

Thi thể của nạn nhân Bàn Văn Ngân được phủ bởi lớp bạt xanh, vẫn chưa chuyển được về địa phương để an táng.

Chị Bàn Thị Hạnh, vợ nạn nhân Triệu Văn Bách vuốt nước mắt: “Chồng tôi đi khai thác vàng từ ngày 26/4/2016 đến nay mới chỉ về nhà một lần, ai ngờ lần trở về này lại đau đớn đến vậy. Các con tôi hiện tại còn rất nhỏ, thiếu bố, chúng nó sống ra sao. Anh ấy mất, tôi không lo được hậu sự vì sức khoẻ yếu phải điều trị ở bệnh viện”.

2

Chị Hạnh do sức khỏe yếu nên không thể lo hậu sự cho chồng.

Chị Đặng Thị Bảy, sinh năm 1969, vợ của nạn nhân Bàn Văn Nhung cho hay: “Chồng tôi đi làm từ tháng 7/2016. Vợ chồng không có con, phải nhận nuôi một đứa con nhỏ, năm nay cháu học lớp 8. Từ khi chồng tôi đi làm vàng có gửi về cho gia đình được 10 triệu. Trước khi xảy ra vụ việc thương tâm này, tôi có gọi cho chồng hỏi về ăn rằm tháng 7 không, anh bảo là không về được, thế mà giờ đây…“, chị Bảy khóc nấc.

Chị Bảy

Chị Bảy cho hay, theo thoả thuận, bên công ty vàng đưa ra mức tiền 130 triệu đền bù cho nạn nhân.

Chị Bảy cho biết thêm, theo thoả thuận, bên công ty vàng đưa ra mức tiền 130 triệu đền bù cho nạn nhân. “Phía công ty này chưa được cấp giấy phép khai thác, nên muốn giải quyết và bưng bít cho xong chuyện. Đây là số tiền lớn nên nhiều hộ gia đình đã đồng ý thỏa thuận, tuy vậy cũng có người đòi mức bồi thường lớn hơn, bởi họ đã mất đi trụ cột trong gia đình, cuộc sống sắp tới không biết xoay sở ra sao”.

Vấn nạn “vàng tặc” ở Lào Cai

Hiện tượng khai thác vàng trái phép tại thôn Mà Sa Phìn, xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ lâu trở thành vấn nạn. Giới chức nơi đây từng triển khai nhiều biện pháp mang tính đồng bộ để truy quét vấn đề nhức nhối này. Cách đây 2 năm, UBND huyện Văn Bàn đã thành lập ban chỉ đạo để ngăn chặn các đối tượng khai thác vàng trái phép, đã truy quét hơn 300 “vàng tặc” tại 16 hầm lò, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

Chia sẻ

Bài viết

Cường Ngô - Hòa Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất