Sắc màu Cuộc Sống

Sáng nay, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên về đến Việt Nam

Phương Linh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Đây là lô vắc xin thuộc 240.000 liều đầu tiên về Việt Nam, được Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2.

Khoảng 10 giờ sáng nay (24/2), lô vắc xin đầu tiên về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). 

Đây là lô vắc xin Covid-19 do Công ty AstraZenca (Anh) sản xuất, Công ty CP vắc xin Việt Nam (VNVC) nhập khẩu. Hiện, VNVC là công ty duy nhất đủ điều kiện để được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu vắc xin, theo cơ chế phục vụ chống dịch khẩn cấp.

Đây là lô vắc xin thuộc 240.000 liều đầu tiên về Việt Nam, được Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu trong tháng 2.

Sáng nay, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên về đến Việt Nam Ảnh 1
Kho lạnh âm sâu bảo quản vaccine Covid-19 tại một trung tâm VNVC TP HCM. Ảnh: VNVC.

Vaccine do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu và sản xuất. Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) đã đặt mua 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong năm 2021. 

Số vaccine này được giao thành nhiều đợt. Lô đầu tiên gồm 117.000 liều (nằm trong đơn hàng 204.000 liều) này sẽ được đưa về hệ thống kho lạnh chuyên dụng của VNVC và AstraZeneca.

Hôm 27/2, Bộ Y tế công bố 11 nhóm người được tiêm vaccine Covid-19 trước, theo mức độ ưu tiên tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vaccine hạn chế hiện nay. Trong đó, nhân viên y tế và nhân viên tham gia phòng chống dịch (Ban chỉ đạo các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...) được ưu tiên hàng đầu.

Trước đó vào ngày 1/2, Bộ Y tế chính thức cấp phép có điều kiện vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Việc phê duyệt dựa trên các dữ liệu thử nghiệm an toàn của AstraZeneca đến ngày 28/1.

Vaccine này đã được cấp phép lưu hành một năm hoặc nhập khẩu có điều kiện tại Philippines, Thái Lan, Anh, Việt Nam và một số quốc gia khác.

Vaccine Covid-19 của AstraZeneca tên là ChAdOx. Hiệu quả bảo vệ của vaccine dao động 62-90%, tùy thuộc vào liều tiêm. Có hai liệu trình vaccine khác nhau trong thử nghiệm. Ở phác đồ một, tình nguyện viên nhận một nửa liều, sau đó ít nhất một tháng được tiêm liều đầy đủ, đạt hiệu quả 90%. Phác đồ thứ hai tiêm hai liều đầy đủ cách nhau một tháng, đạt hiệu quả 62%. Hiệu quả trung bình của hai phác đồ là 70%.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh (Tổng hợp)

Tin mới nhất