Sắc màu Cuộc Sống

Phi công Vietnam Airlines được tăng lương từ 1/6

Theo Zing.vn
Chia sẻ

Mức lương của hãng bay này được phân chia thành 3 nhóm với mức tối đa của cơ trưởng lái máy bay B787 là 246 triệu đồng/tháng, tăng 23 triệu so với trước đây.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về việc tăng lương cho các phi công, giáo viên bay của hãng. Mức lương mới được áp dụng từ 1/6.

Phi công Vietnam Airlines được tăng lương từ 1/6. Ảnh: Hoàng Hà.

Lương phi công Việt bằng 70% phi công ngoại

Cụ thể, lương phi công của hãng này được chia thành 3 nhóm: Phi công lái máy bay B787, A321 và ATR.

Đối với máy bay B787, từ 1/6, cơ trưởng sẽ được nhận mức lương từ 205 - 246 triệu đồng, còn cơ phó 124 - 150 đồng/tháng.

Với nhóm phi công lái A321, cơ trưởng sẽ được nhận 176 - 236 triệu đồng/tháng, cơ phó là 100 - 135 triệu/tháng.

Còn phi công lái ATR, cơ trưởng sẽ được trả 156 - 186 triệu đồng/tháng, cơ phó là 75 - 91 triệu đồng/tháng.

Đối với giáo viên kiểm tra năng định, mức lương dao động 210 - 297 triệu đồng/tháng, giáo viên năng định lương 198 - 284 triệu đồng/tháng.

Mức lương mới của Vietnam Airlines sau khi hàng loạt phi công khiếu nại. Ảnh: Văn Chương

Theo tìm hiểu của PV, đây là mức thu nhập trước thuế. Các phi công cho rằng hàng tháng chỉ nhận được 50-60 triệu/tháng là khoản đã tạm trừ thuế thu nhập cá nhân.

Trong bảng lương mới nhất, lái phụ tàu bay A321 trung bình là 90 triệu/tháng, thuế suất theo quy định từ 30-35% thì thu nhập phi công sau khi trừ thuế sẽ dao động từ 58,5 - 63 triệu đồng/tháng. Như vậy, con số 2 bên đưa ra là tương đồng.

Mức lương tối đa của lái chính VNA áp dụng từ 1/6. Đồ họa: Văn Chương.

Theo Vietnam Airlines, với mức này, phi công Việt của hãng có thu nhập sau thuế bình quân bằng 70% phi công nước ngoài đang khai thác cho công ty. Đến năm 2019, mức lương của các phi công lái các loại máy bay trên sẽ tiếp tục tăng.

Hãng bay cũng cho biết quỹ lương dành cho phi công nói chung chiếm gần 50% tổng quỹ lương của hãng, trong các năm qua.

5 tháng đầu năm 33 phi công nghỉ việc

Tính đến 1/6, số lượng phi công của hãng là hơn 1.100 người, bao gồm hơn 850 phi công Việt Nam, 285 phi công nước ngoài (chiếm 25%).

Hãng hàng không quốc gia lý giải việc duy trì 25% số lượng phi công ngước ngoài đảm bảo có đủ số lượng phi công có kinh nghiệm.

Trong 3 năm từ 2015 đến 2017, Vietnam Airlines có 223 phi công nghỉ việc. 5 tháng đầu năm 2018, 33 phi công nghỉ việc, trong đó có 25 phi công nước ngoài.

Tại thời điểm 1/6, tổng công ty đang giải quyết 33 đơn nghỉ việc của phi công. Hãng cũng dự kiến trong thời gian tới có khoảng 15-20 phi công nộp đơn. Để bổ sung, hãng đã tuyển được 64 phi công.

“Tốc độ phát triển cao của ngành hàng không toàn cầu, đặc biệt là châu Á, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á dẫn đến tình trạng khan hiếm phi công. Phi công nhảy việc là hiện tượng phổ biến gây áp lực cho các hãng”, hãng cho biết.

Mới đây, 16 phi công ký đơn gửi đơn kiến nghị trực tiếp gửi đến Phó thủ tướng Trương Hòa Bình. Họ nói rằng hãng hàng không quốc gia đang vi phạm Luật Lao động, môi trường làm việc không đảm bảo. Bên cạnh đó, mức lương đang thấp hơn so với các hãng khác.

Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho rằng việc các phi công của hãng so sánh mức lương với các đơn vị cùng ngành khác là chưa chính xác và thuyết phục. Bởi lẽ, ngoài mức lương, hãng còn có nhiều chính sách đãi ngộ đặc biệt.

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/6, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Nhật khẳng định quy định về chế độ làm việc của phi công, điều kiện nghỉ việc đã có trong Luật Hàng không dân dụng và không trái với Luật Lao động.

Cũng theo ông Nhật, thông tư quy định nhân viên hàng không trình độ cao khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước cho người sử dụng lao động 120 ngày. Sở dĩ quy định 120 ngày là để có thời gian tuyển dụng, đào tạo.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Zing.vn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất