Sắc màu Cuộc Sống

Những phát ngôn 'khó đỡ' chủ tọa đọc nhầm mức án phí 'khủng' vụ vợ chồng vua cafe Trung Nguyên ly hôn

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Bên cạnh những tranh luận nảy lửa của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, thì vị chủ toạ phiên toà ly hôn - Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân cũng khiến nhiều người chú ý bởi suốt quá trình xét xử, ông đã đưa ra rất nhiều lời khuyên, đặc biệt là lần nhầm lẫn án phí "khủng".

Sau hơn một tháng xét xử, TAND TP HCM đã tuyên cho bà Thảo và ông Vũ được ly hôn, ông Vũ được quyết định toàn bộ mọi vấn đề tại Trung Nguyên, quản lý toàn bộ số vốn của bà Thảo.

Bên cạnh những tranh luận nảy lửa của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ ngay tại phiên tòa thì vị chủ toạ phiên toà ly hôn - Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân cũng khiến nhiều người chú ý bởi suốt quá trình xét xử, ông đã đưa ra rất nhiều lời khuyên, đặc biệt, ở phiên tòa ngày 27/3 vừa qua, vị thẩm phán này đã đọc nhầm án phí với con số “khủng” khiến dư luận xôn xao bàn tán.

Vị Chủ tọa liên tục khuyên bà Thảo hãy buông bỏ, lui về làm người phụ nữ chăm sóc gia đình

Theo ghi nhận của Infonet, trong buổi xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo chiều 21/2, Chủ tọa Nguyễn Văn Xuân đã khuyên bà Thảo với hy vọng hai người sẽ làm hòa tại tòa, quay về chung một mái nhà, cùng nuôi dạy các con.

Theo đó, ông đề nghị bà Thảo lui về phía sau, từ bỏ mọi vị trí trong các công ty thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn cà phê Trung Nguyên để về nhà làm vợ, làm mẹ, quản lý số tài sản mà ông Vũ kiếm được.

Vị thẩm phán liên tục khuyên bà Thảo lui về chăm sóc con cái, từ bỏ mọi vị trí ở Trung Nguyên.

Khi đó ông Vũ được “bơi”, được tung cánh như “đại bàng đực kiếm mồi về nuôi gia đình”, còn bà Thảo được “sống như một bà hoàng”. Thẩm phán cũng muốn bà Thảo xin lỗi mẹ ông Vũ, coi đó như một sự nhún nhường.

“Chúng tôi muốn động viên một lần nữa. Anh Vũ hãy chín bỏ làm mười, bỏ qua mọi chuyện. Cả hai đều không thể bỏ các con, cho dù Tòa có phân chia tỷ lệ nào đi nữa thì số tài sản ấy sau này cũng là của các cháu” - Chủ tọa Nguyễn Văn Xuân nói'.

Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Xuân.

Ông cũng gợi ý rằng ông Vũ có thể bổ nhiệm con làm trợ lý và sau này khi cháu ra trường có thể bổ nhiệm làm Tổng giám đốc phụ trách công ty.

Theo ghi nhận của Trí Thức Trẻ, chủ tọa cũng cho rằng ông Vũ không có biểu hiện gì là không chung thủy với vợ. “Ổng rất quan tâm đến vợ con. Toàn bộ tài sản ở ngân hàng không có tên Vũ và toàn tên chị, chứng tỏ rất tin chị. Sống với nhau chung thủy đàng hoàng. Không có dấu hiệu gì ông ngoại tình. Tòa xác định ông thông minh sáng suốt. Chị về quản lý tài sản nhà mình, chị có mất gì đâu. Công ty nếu có gì thì có anh chị nhà chị tại công ty đều biết”.

Thẩm phán Xuân cho rằng ông Vũ thực sự thích hợp là người điều hành Trung Nguyên.

“Doanh nhân nổi tiếng như ông Vũ không bao giờ ông làm điều đó. Đi chuyển giao tài sản cho người khác làm gì khi có 4 người con như thế. Nó lớn chị cho nó tham gia với tư cách trợ lý cho bố. Chị sẽ như bà hoàng, cho ông Vũ bơi. Đại bàng đực tha tiền về cho đại bàng cái nuôi con. Quá được. Hợp với phong tục tập quán”, chủ tọa nói.

Chính thái độ của chủ tọa cũng có phần tác động đến tâm lý và suy nghĩ của bà Thảo, dẫn đến quyết định rút đơn ly hôn ngay tại tòa. Tuy nhiên, rất tiếc sau đó việc hòa giải này đã không thành.

Chứng minh 1.764 tỷ đứng tên bà Thảo là tiền trước thời kỳ hôn nhân

Cũng tại phiên toà xét xử ngày 27/3, trong buổi tranh luận, hai bên luật sư biện hộ cho nguyên và bị đơn đã tranh cãi gay gắt về việc làm rõ 2.102 tỷ đồng đứng tên bà Thảo tại các ngân hàng. Theo đó, phía bà Thảo cho rằng: bên phản tố - tức phía ông Vũ, đã đệ đơn thì cần đưa ra chứng cứ chứng minh đây là tài sản chung của 2 người.

Tuy nhiên, qua quá trình xem xét, nguyên đơn cũng thấy rằng, phía bị đơn đã có sự nhầm lẫn từ 1.000 lượng vàng thành 10.000 lượng vàng khiến số tiền 1.764 tỷ đồng tăng vọt lên 2.102 tỷ đồng. Trong phần hỏi của Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân cũng nhiều lần yêu cầu phía bà Thảo cần chứng minh số tiền đứng tên bà Thảo là tiền thời kỳ trước hôn nhân.

Luật sư bà Thảo cho rằng đã đệ đơn phản tố thì cần phải chứng minh đầy đủ chứng cư đây là tài sản chung.

Qua đó, luật sư đại diện của bà Thảo tiếp tục giữ quan điểm phía bên bị đơn khi đưa ra phản tố thì mới là cần phải có chứng cứ chưng minh . Luật sư biện hộ cho rằng: “Câu hỏi trên là hoàn toàn không khách quan. Câu hỏi khuyên lui về đã không khách quan, câu hỏi này lại càng không khách quan hơn nữa. Tôi không khẳng định đây là tài sản riêng, nhưng nó có thể là tài sản bà Thảo đầu tư với đối tác nên các đối tác đã rót vốn vào cho bà… Tôi không cần gì phải chứng minh”.

Trước câu trả lời đó, Thẩm phán Xuân cũng đã yêu cầu nếu toà dừng lại để bà Thảo chứng minh đây là tài sản riêng thì bên nguyên đơn có chấp thuận không?

“Về nguyên tắc thì phía bên nào phản tố thì mới cần chứng minh để đầy đủ chứng cứ. Vì đây là điều cần làm chứ không thể cứ thế mà đưa ra pháp đình…” - luật sự biện hộ của bà Thảo khẳng định thêm.

Thẩm phán khuyên cho thêm thời gian để phía bà Thảo chứng minh đây là tài sản riêng của bà.

Án phí 8 tỷ bị đọc nhầm hơn 80 tỷ do thẩm phán “quá mệt”

Ngày 28/3, thẩm phán Nguyễn Văn Xuân - Chủ tọa phiên xử ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) xác nhận do “quá mệt” nên đọc nhầm án phí các đương sự phải nộp, cụ thể mức án phí này lên tới 81 tỷ đồng.

Trao đổi với VNE, Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân nói và cho biết chính xác thì bà Thảo phải nộp khoảng 3,4 tỷ; ông Vũ nộp hơn 4,7 tỷ.

“Bản án rất dài, tôi đọc trong gần ba tiếng. Khi phát hành bản án, số tiền án phí các bên phải nộp sẽ chính xác - dựa vào cách tính theo luật định”, ông Xuân nói.

“Do quá mệt” vị thẩm phán đã đọc nhầm mức án phí của vợ chồng ông Vũ bà Thảo lên đến con số hơn 70 tỷ đồng.

Về vấn đề này, phía ông Vũ đã làm việc với tòa để làm rõ sự nhầm lẫn.

Trước đó, khi tuyên án chiều 27/3, thẩm phán Nguyễn Văn Xuân đọc “án phí tài sản bà Thảo phải nộp là 33,7 triệu đồng, được trừ vào số tiền tạm ứng án phí bà Thảo đã nộp”. Tuy nhiên, khi cộng gộp tổng số tiền án phí bà Thảo phải nộp thêm, ông Xuân công bố là “32,6 tỷ đồng”. Đối với ông Vũ, chủ tọa cũng đọc nhầm tương tự.

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ cùng báo Tuổi Trẻ, ông Xuân nói: “Vụ án quá phức tạp, số liệu rất lớn, bản án quá dài. Thật sự, tôi đọc mờ cả mắt.

Pháp luật cho phép nếu tính toán sai số liệu thì tòa có quyền ra quyết định đính chính bản án. Ở đây số liệu đúng nhưng đọc nhầm nên khả năng tôi sẽ ra thông báo gửi các đương sự và sẽ phát hành bản án chính xác để họ biết và không khiếu nại”.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất