Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Người từng sử dụng chất cấm có được hiến máu hay không?

Đây cũng chính là câu hỏi gây xôn xao các diễn đàn mạng thời gian vừa qua.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xuất hiện nhiều bài viết bàn luận về việc "người đã từng sử dụng chất cấm có được hiến máu hay không"

Một số ý kiến chọn không, họ cho rằng lượng máu trong cơ thể những người này không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số khác lại khẳng định người từng sử dụng chất cấm có thể hiến máu nếu đáp ứng các điều kiện về tiêu chuẩn người hiến máu.

Người từng sử dụng chất cấm có được hiến máu hay không? Ảnh 1
Hình ảnh các tình nguyện viên tham gia hiến máu (Ảnh minh họa)

Vậy người từng sử dụng chất cấm có được hiến máu hay không?

Tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT có quy định về các tiêu chuẩn cần đáp ứng của người hiến máu. Theo đó, người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể:

1. Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

2. Sức khỏe:

a) Người có cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42kg đến dưới 45kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

d) Lâm sàng: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt; Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút; Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

đ) Xét nghiệm:

- Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

- Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

- Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng (150´10 mũ 9)/1.

3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

Khoản 2, điểm C của Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT nêu rõ, người tham gia hiến máu không được nghiện ma túy (hoặc vừa sử dụng ma túy). Do đó, không có quy định nào về việc người từng sử dụng ma túy không được tham gia hiến máu. 

Vậy nên, nếu người từng sử dụng ma túy đáp ứng đủ điều kiện về tiêu chuẩn người hiến máu theo quy định trên thì được tham gia hiến máu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cát Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất