Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Người phụ nữ có tên trùng với ông nội và bố ruột, lý do chẳng ngờ tới

Nhiều bạn bè của người phụ nữ khá bất ngờ với 'sự tích' cái tên đặc biệt này.

Đối với người Dao đỏ ở vùng núi phía Bắc, việc đặt tên cho trẻ mới chào đời chứa đựng đầy sự thú vị. Họ có truyền thống không phân biệt con ông chú hay con ông bác, ai ra đời trước sẽ được làm anh, làm chị. Họ sử dụng hệ thống tên đệm để duy trì và biết được vai vế với nhau. Vì thế tên chính của họ rất hay trùng, ví dụ cả một dòng họ cùng có tên Lang, Niên... 

Người Dao đỏ quá quen thuộc với truyền thống đặt tên như vậy. Song khi xa quê, thế hệ trẻ người Dao đỏ không tránh khỏi những câu hỏi thắc mắc, tò mò từ bạn bè về ý nghĩa cái tên. 

"Với người ở quê, tên tôi khá bình thường. Nhưng với người Kinh hoặc các dân tộc khác, tên tôi rất độc lạ. Tôi tên Chảo Mắn On, mang một ý nghĩa đặc biệt của cả dòng họ", người phụ nữ dân tộc Dao đỏ nói. 

Người phụ nữ có tên trùng với ông nội và bố ruột, lý do chẳng ngờ tới Ảnh 1
Chị Chảo Mắn On.

Chị giải thích với người Dao đỏ ở quê Huổi Sâu, Pa Tần (Nậm Pồ, Điện Biên), khi gọi tên phải gọi cả đệm và tên. Ví dụ chị tên khai sinh Chảo Mắn On, khi gọi sẽ gọi Mắn On. Bởi dân tộc của chị đặt tên con theo dòng họ. 

"Một đứa trẻ thuộc dân tộc Dao đỏ được sinh ra sẽ được thầy làm lý báo tổ tiên, đặt tên. Và khi đặt tên, bố mẹ không được đặt mà thầy cúng sẽ xin đồng âm dương (sấp ngửa) theo thứ tự từng ông trong dòng họ. 

Nếu tới ông nào được đồng xu thì sẽ gọi tên giống ông đó, chỉ khác nhau mỗi đệm. Do đó khi gọi tên ai đó thì phải gọi cả đệm vì trùng tên", chị Mắn On cho hay. 

Người phụ nữ có tên trùng với ông nội và bố ruột, lý do chẳng ngờ tới Ảnh 2
Người phụ nữ sống tại Điện Biên.

Về ý nghĩa của tên Mắn On, người phụ nữ cho biết, "Mắn" mang nghĩa là "Út rồi", còn "On" là tên chính. Sau chị, dòng họ sẽ không có ai được đặt tên là On vì Mắn là Út rồi. "Ông tôi tên Tràn On, bố tôi là San On. Như vậy bố tôi là con của ông tôi, đặt tên theo ông. 

Nhưng tới tôi, tên Mắn On lại mang ý là con của ông. Xét theo thứ tự dòng họ, trong việc đặt têntôi được xem như là... anh em với bố. Có lẽ nhiều người sẽ thấy vấn đề này khó hiểu. Nói nôm na, tên trùng nhau là chuyện bình thường trong một gia đình của người Dao đỏ. Ở quê tôi có gia đình cả nhà tên Liềm, chỉ khác đệm", chị Mắn On giải thích. 

Ở quê, người dân thường gọi chị là Mắn On hoặc Mắn. Vì chị cùng tên với ông, bố và nhiều anh em trong dòng họ, chỉ khác đệm. Nhưng khi xuống Hà Nội học đại học và làm việc, bạn bè thường gọi chị là On. Thậm chí không ít người tò mò về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tên Chảo Mắn On. 

"Ban đầu đi học hay đi làm, đi bất cứ nơi đâu, tôi giới thiệu tên Mắn On thì họ nghĩ mình là người nước ngoài. Sau đó có người hỏi tên mang ý nghĩa gì hay không. 

Vậy là tôi lại bớt chút thời gian nói cho họ nghe về cái tên đặc biệt này. Có người chưa gặp tôi bao giờ, nghe tên tưởng là đàn ông", chị Mắn On cười. 

Người phụ nữ nhớ lại kỷ niệm năm xưa về sự cố nhầm lẫn giới tính của chị. Hồi học thêm chứng chỉ tại một ngôi trường ở Hà Nội, sau khi học xong, chị được họ cấp chứng chỉ trong đó ghi: "Ông: Chảo Mắn On". 

Chị đành phải lên trường xin cấp lại chứng chỉ. Nó không ảnh hưởng đến công việc nhưng mất thời gian của đôi bên.

 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khai Tâm

Được quan tâm

Tin mới nhất