Sắc màu Cuộc Sống

Người dân nói gì về 'Tịnh thất Bồng Lai' sau khi 'thầy ông nội' bị điều tra về tội loạn luân?

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Sự việc ông Lê Tùng Vân bị điều tra 3 tội danh cùng lúc, trong đó có tội loạn luân này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Những thông tin xoay quanh "Tịnh thất Bồng Lai" cũng được chia sẻ, bàn tán rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.

Liên quan vụ án tại “Tịnh thất Bồng Lai”, cơ quan tố tụng đã khởi tố vụ án để điều tra 3 tội danh. Theo đó, ông Lê Tùng Vân (người tự xưng đứng đầu "Tịnh Thất Bồng Lai) bị điều tra 3 tội: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân... và tội loạn luân.

Theo tờ CAND, điều tra ban đầu xác định ADN của ông Vân trùng khớp với một số người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai. Đồng thời, theo thông tin từ ngành chức năng, kết quả xác minh cho thấy số trẻ em, thanh niên sinh sống tại "Tịnh thất Bồng Lai" đa số không phải trẻ em mồ côi, cơ nhỡ. 

Sự việc này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Những thông tin xoay quanh "Tịnh thất Bồng Lai" cũng được chia sẻ, bàn tán rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng xã hội. 

Người dân nói gì về 'Tịnh thất Bồng Lai' sau khi 'thầy ông nội' bị khởi tố về tội loạn luân? Ảnh 1
Tịnh thất Bồng Lai sau này được đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Trong ngày 5/1 vừa qua, lực lượng cảnh sát cơ động đã túc trực ở lối dẫn vào "Tịnh thất Bồng Lai" để bảo vệ an ninh trật tự, không cho người lạ vào trong. 

Khi được hỏi về "Tịnh thất Bồng Lai", những người dân xung quanh cũng tỏ ra khá ái ngại và đều tránh né. Chị Yến (35 tuổi), là một trong những "hàng xóm" của Tịnh thất Bồng Lai chịu tiếp chuyện với báo chí. 

Chia sẻ với tờ Dân Trí, chị Yến cho hay, trước giờ ông Lê Tùng Vân (còn được gọi là "thầy ông nội") và những người trong tịnh thất không tiếp xúc với ai. Ngoài những khi có đoàn từ thiện hay du khách xa đến ghé thăm, nơi này luôn trong trạng thái cửa đóng then cài. Do đó, cả nhà chị Yến không có nhiều thông tin về nơi này.

"Trong mùa dịch, họ cũng có đi phát rau và gạo cho một vài nhà. Hôm qua tôi nghe công an vào, tưởng là do lùm xùm vụ cha mẹ cô Diễm My đến tìm con, đến hôm nay đọc báo mới biết là bị khởi tố", chị Yến nói.

Người dân nói gì về 'Tịnh thất Bồng Lai' sau khi 'thầy ông nội' bị khởi tố về tội loạn luân? Ảnh 2
"Thầy ông nội" Lê Tùng Vân vừa bị khởi tố về 3 tội danh cùng lúc

Cũng theo người phụ nữ, khi nghe công an điều tra tội loạn luân với người của Tịnh thất Bồng Lai, chị Yến cũng có chút bất ngờ. Sau sự việc, người phụ nữ cho biết, các thành viên gia đình sẽ quản lý chặt trẻ con trong nhà, để trẻ không có nguy cơ bị kẻ xấu làm hại.

Trao đổi với tờ Doanh nghiệp & Tiếp thị, bà T. (ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cho biết bà khá bất ngờ khi biết được thông tin Tịnh thất Bồng lai bị khởi tố. 

Bà T. là hàng xóm và từng là giáo viên dạy 3/5 chú tiểu thuộc cơ sở này. Được biết, các bé hiện đang theo học trường tiểu học Hòa Khánh Tây. "Cháu rất hiền, ngoan và học rất chăm. Tôi nhớ mãi hình ảnh của chú tiểu khuyên bạn bè đừng chạy nhảy để bị vấp té. Nói chung, dù giảng dạy thời gian không dài nhưng tôi cảm nhận các cháu sống rất tình cảm. Về cơ sở Tịnh thất Bồng Lai sinh hoạt thế nào thì tôi không rõ, vì họ vốn rất kín tiếng, đóng cửa kín cả ngày lẫn đêm".

Người dân nói gì về 'Tịnh thất Bồng Lai' sau khi 'thầy ông nội' bị khởi tố về tội loạn luân? Ảnh 3
Ông Lê Tùng Vân cùng các "đệ tử"

Liên quan vụ Khởi tố vụ án "Tịnh Thất Bồng Lai", Công an tỉnh Long An thông tin, năm 2014, bà Cao Thị Cúc (SN 1960, ngụ xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước) về xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An mua gần 2.000 m2 nhà, đất. Sau đó bà Cúc sửa chữa để làm điểm tu tại gia.

Đến năm 2015, ông Lê Tùng Vân (SN 1932, ngụ phường 10, quận 6, TPHCM) chuyển về xã Hòa Khánh Tây sống chung với bà Cúc. 

Tại đây, ông Vân nhận nuôi con nuôi với danh nghĩa làm từ thiện và tự thành lập Tịnh thất Bồng Lai, sau này đổi tên là "Thiền am bên bờ vũ trụ".

Trước đó, năm 2007, ông Lê Tùng Vân từng tự phong là giám đốc trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức (trụ sở tại huyện Bình Chánh, TPHCM) để nhận con nuôi. Do không chấp hành quy định về tạm trú và đăng ký nhận nuôi con, nên huyện Bình Chánh đã chấm dứt hoạt động cơ sở của ông Vân.

Từ năm 2015 đến nay, cơ sở Tịnh thất bồng lai đã có 18 người cư trú. Trong đó có 6 trẻ em và cả 6 trẻ đều có mẹ ruột cùng tạm trú, không phải trẻ mồ côi. Nhưng Tịnh thất Bồng Lai vẫn lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ để kêu gọi giúp đỡ của nhiều người trong nước cũng như nước ngoài.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất