Sắc màu Cuộc Sống

Nghề buôn ve chai: Ăn cơm nguội để con được đến trường

Mạnh Quân
Chia sẻ

Nhắc đến Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến mảnh đất phồn hoa đô hội, nơi những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, những góc phố thơm lừng mùi cà phê đắt tiền và tiếng nhạc xập xình. Nhưng Sài Gòn đâu chỉ vậy, bởi bên cạnh một chốn thị thành xa hoa, Sài Gòn cũng vẫn là mảnh đất của bao người nghèo khó.

Giữa cái thời tiết mưa nắng thất thường của những ngày tháng 6, khi đi qua con đường Trần Nhân Tôn (Quận 5), ấn tượng đầu tiên của mọi người về con phố này là những cửa hàng sách cũ nằm nối đuôi nhau và kéo dài cả một đoạn đường. Đưa mắt sang phía bên vệ đường đối diện, những người phụ nữ đang lúi húi nhặt nhạnh, phân loại từng món đồ. Hỏi ra mới biết, họ là những người quê ở Bình Định, vào đây làm nghề thu lượm ve chai.

Ảnh 2

Nào giấy, bìa cát tông, chai lọ…

8

Chị Thùy, đã gắn bó với nghề này hơn 20 năm cho tôi biết ngày bé do nhà nghèo, chị không được học hành gì. Vậy nên lớn lên cũng chỉ biết phụ gia đình các việc vặt và làm ruộng. Thấy vất vả nhưng vẫn cứ nghèo, chị quyết tâm khăn gói vào Sài Gòn kiếm việc. Rồi chị bắt đầu gắn bó với nghề buôn ve chai cũng từ đó. Chị tâm sự: “Cái nghề này tuy không cần bằng cấp, học hành gì nhiều, nhưng lại yêu cầu con người ta phải chăm chỉ, linh hoạt và mềm mỏng”.

Chị Thùy, quê ở Bình Định, đã gắn bó với nghề nhặt ve chai suốt 20 năm

Chị Thùy, quê ở Bình Định, đã gắn bó với nghề nhặt ve chai suốt 20 năm.

11

Theo chị Thùy, nghề buôn ve chai tuy không cần học cao, bằng cấp gì nhưng đòi hỏi con người ta ở sự chăm chỉ.

12

Mỗi ngày, chị Thùy thức dậy từ lúc 5 giờ sáng, nấu đồ ăn sáng rồi chuẩn bị luôn phần cơm trưa mang theo. Chúng tôi hỏi: “Vậy thì cơm trưa các chị ăn nguội hết còn gì”, chị cười nói: “Phải chịu thôi mấy đứa ơi, mình muốn tiết kiệm thì phải vậy. Chứ vào tiệm ăn cơm nóng sốt thì lấy tiền đâu mà gửi cho con ở nhà”.

Không chỉ thu mua ve chai, các chị còn tranh thủ nhặt những ly nhựa, lon bia nơi vỉa hè, thùng rác. Từ Quận 5, Quận 10, các chị đẩy xe đi sang tận Tân Bình, Quận 1, Quận 3 thu lượm. Mỗi ngày vài chục km là chuyện bình thường.

10

Chị Hương (32 tuổi) chia sẻ chị lấy chồng gần chục năm, đã có hai con, một đứa lớp 3 và một đứa mới hơn 2 tuổi. Hai vợ chồng ở ngoài quê cũng làm ruộng, chăn nuôi nhưng cũng chỉ đủ ăn. Hè này, chị tranh thủ khi con được nghỉ học ở nhà, chị vào Sài Gòn theo nghề ve chai với những người ở xóm. “Trung bình mỗi ngày tôi cũng kiếm được 100 - 150 ngàn đồng. Có ngày nào hơn thì cũng 200 ngàn. Chủ yếu là tranh thủ đi nhặt ở công viên, vệ đường và đặt mối với các quán nước thôi. Kiếm chút tiền cho tụi nhỏ chuẩn bị vào học…”

13

Gần 1 giờ chiều, sau khi đã phân loại xong ve chai, nhóm phụ nữ ngồi bên vỉa hè, nơi có mái hiên nhà che nắng và bắt đầu lấy những cà mèn đựng cơm ra ăn. Bữa ăn đạm bạc chỉ có rau và nước tương. Thấy chúng tôi nhìn với vẻ ái ngại, chị Thùy cười nói: “Thỉnh thoảng chị em chúng tôi cũng mua cá, thịt về ăn đấy. Nhưng dạo này mưa suốt, thu mua được ít hàng quá nên ăn vậy thôi. Lấy sức đi làm là chính chứ ngon dở gì đâu.”

Rồi chị Hương lại tiếp lời: “Cũng chỉ hai tháng nữa là mấy đứa trẻ ở nhà lại đến trường, ăn tiết kiệm một chút để có tiền mua quần áo với sách vở cho chúng nó”.

Những người còn lại gật gù đồng ý và ra vẻ chịu đựng sau câu nói đó. Chắc các chị đang nghĩ về gia đình, về các con mình ở quê…

7

Bữa cơm trưa đạm bạc, ngồi ăn bên vỉa hè

6

Các chị chia sẻ với nhau trong những bữa ăn

Bữa trưa kết thúc, mọi người mang “thành quả” của buổi sáng về cân bán cho vựa ve chai gần đó cho nhẹ gánh rồi lại tiếp tục hành trình buổi chiều cho đến tối muộn. Ngày nào cũng vậy, những bước chân cùng giọt mồ hôi của các chị trải khắp Sài Gòn - vùng đất đầy hào quang mà các chị đang gửi gắm tương lai con mình, gia đình ở đó…

Những người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam!

Chia sẻ

Bài viết

Mạnh Quân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất