Sắc màu Cuộc Sống

Lắp camera và dựng chốt bảo vệ để theo dõi đàn cá Koi trên sông Tô Lịch

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Sáng 20/9, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành lắp camera và bố trí người canh gác để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản và cá chép đỏ Việt Nam vừa được thả trên sông Tô Lịch cách đây 4 ngày.

Theo ghi nhận của báo Dân trí, sáng 20/9, tại đoạn sông Tô Lịch đang được thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành lắp camera và bố trí người canh gác để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản và cá chép đỏ Việt Nam được thả vào ngày 16/9 vừa qua.

Ngoài ra, đơn vị này còn tiến hành lắp khung lưới che phía trên để bảo vệ đàn cá khỏi bị nắng nóng. Theo quan sát, đàn cá trong khu thí điểm sáng nay vẫn bơi lội bình thường.

Camera được lắp đặt để bảo vệ đàn cá Koi Nhật Bản và cá chép đỏ Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet

Theo Vietnamnet thông tin, quanh khu vực thí điểm được lắp đặt khoảng 4 camera theo dõi để đảm bảo an ninh. Các nhân viên bảo vệ cũng túc trực suốt 24h để trông coi các thiết bị. Những tấm lưới, mái che nắng và máy sục khí ô-xy được lắp đặt thêm để giúp cá sống khỏe hơn, chống sự phá hoại.

Chủ tịch công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết nồng độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước đo được chiều qua đều ở mức cho phép nên việc cá chết không phải do nước không đạt tiêu chuẩn. JVE đã nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mổ cá ngay sau khi phát hiện cá chết và đã tìm thấy một số dấu hiệu bị ngộ độc.

Chốt bảo vệ được dựng lên để tiện theo dõi đàn cá. Ảnh: Dân trí

Công nhân tiến hành lắp đặt khung che phía trên để tránh nắng nóng cho đàn cá. Ảnh: Dân trí

Trước đó, theo ghi nhận của Người đưa tin, ngày 16/9, đàn cá Koi được thả xuống nước sông Tô Lịch sau xử lý, đây cũng là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước.

Trưa ngày 18/9, một con cá Koi Nhật Bản cũng đã chết trong bể xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản.

Trưa 19/9, 2 con cá Koi Nhật Bản được phát hiện đã chết tại bể xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản sau 3 ngày thả xuống.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin mới nhất