Sắc màu Cuộc Sống

Hóa vàng Rằm tháng Giêng xong, gia chủ nên làm việc này để cả năm may mắn

An Chi
Chia sẻ

Nếu hóa vàng Rằm tháng Giêng xong mà gia chủ làm việc này thì cả năm ắt sẽ gặp nhiều may mắn, bình an, tài lộc dồi dào. Đó là việc gì?

Cúng Rằm tháng Giêng vào thời điểm nào?

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu (ngày 15/1 âm lịch), năm nay sẽ rơi vào thứ 3 ngày 15/2 dương lịch, là một trong những lễ Tết quan trọng nhất của người Việt.

Người xưa quan niệm rằng: “Lễ Phật cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói đến sự quan trọng của ngày này. Thậm chí, nhiều người còn xem Rằm tháng Giêng là ăn Tết lần 2, mâm lễ cúng cần phải thịnh soạn, chu đáo thì cả năm mới may mắn, suôn sẻ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là người cúng thành tâm, có lòng thành. 

Hóa vàng Rằm tháng Giêng xong, gia chủ nên làm việc này để cả năm may mắn Ảnh 1
Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14, 15 âm lịch đều hợp lý, tùy theo điều kiện gia đình và công việc mà có thể cúng Rằm sớm hơn.

Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14, 15 âm lịch đều hợp lý, tùy theo điều kiện gia đình và công việc mà có thể cúng Rằm sớm hơn. Nếu gia đình không sắp xếp được công việc để cúng vào chính ngọ ngày 15/1 âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức ngày 14/1 âm lịch. 

Thời gian cúng có thể từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Tuy nhiên, lễ cúng Rằm thường được tiến hành vào giờ Ngọ (11-13h), vì người xưa quan niệm rằng đây là giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. 

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng sẽ tùy vào điều kiện kinh tế gia đình và phong tục của từng địa phương, miễn sao nghiêm túc và thành tâm. Tuy nhiên, lễ cúng thường được chuẩn bị gồm cả mâm cỗ mặn và mâm cỗ chay. 

Hóa vàng Rằm tháng Giêng xong, gia chủ nên làm việc này để cả năm may mắn Ảnh 2

Cụ thể, mâm cỗ mặn thường có 10 món gồm 4 bát và 6 đĩa, như gà trống luộc, canh măng, giò, xôi,… và các vật phẩm khác như: hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. 

Mâm cỗ chay thường có chè, xôi, hoa quả, bánh trôi nước. Bánh trôi nước có trong mâm cỗ với ý nghĩa cả năm được hanh thông, làm việc gì cũng trôi chảy. 

Khi thắp hương, gia chủ cần mặc quần áo chỉnh tề, khấn vái liền mạch, thành tâm để thể hiện sự tôn trọng với thần linh, tổ tiên. Hương nên thắp số lẻ là 1 hoặc 3 nén hương trên mỗi bát, vì số lẻ tượng trưng cho phần âm. 

Hóa vàng ngày Rằm tháng Giêng

Vì là ngày lễ quan trọng trong năm nên nhiều gia đình không tiếc tiền mua sắm đồ lễ, thật nhiều vàng mã để cúng bái. Tuy nhiên, đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá vãng, không cổ súy việc đốt nhiều vàng mã vì vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường. Tiền mua sắm vàng mã nên để làm từ thiện là tốt nhất. 

Hóa vàng Rằm tháng Giêng xong, gia chủ nên làm việc này để cả năm may mắn Ảnh 3

Còn nếu hạ vàng mã trong Tết xuống hóa, gia chủ nên thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Khi gần hết một tuần hương thì có thể bắt đầu hạ tiền vàng xuống để hóa. Mỗi lễ tiền vàng phải được thực hiện theo thứ tự từ cao xuống thấp, thần linh trước gia tiên sau. 

Sau khi hóa vàng xong, gia chủ nhớ vẩy vài giọt rượu cúng lên bàn thờ. Người xưa quan niệm rằng, làm như vậy thì tổ tiên mới nhận được vàng mã, từ đó mới tiêu được ở âm phủ. 

Khi hóa vàng xong, gia chủ nhớ vẩy vại giọt rượu cúng trên bàn thờ vì tục cho rằng làm như vậy mới thiêng, các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ.

Một số điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

- Không dùng nước lạnh để lau bàn thờ

- Không làm đổ vỡ đồ thờ

- Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu... 

- Không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng.

- Kiêng cho vay tiền trong ngày Rằm tháng Giêng.

- Không được mặc quần áo rách 

- Không nên ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt...

- Kị trang trí nến vì nến tượng trưng cho tang sự, điềm xui xẻo, cái chết.

- Kiêng không cắt tóc nhổ răng.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo!

Chia sẻ

Bài viết

An Chi

Tin mới nhất