Sắc màu Cuộc Sống

GenZ và những áp lực 'vô hình': Có những câu chuyện không biết kể cùng ai!

Khải Anh
Chia sẻ

'Bất kì lứa tuổi nào cũng có áp lực phải trải qua, đừng xem genZ là thế hệ chỉ biết ăn và học, bọn mình cũng có những áp lực riêng', Đào Thoa (SN 2003) cho biết.

Những câu chuyện không biết tỏ cùng ai

Ngày 15/2, chuyến xe đưa em Nguyễn Văn Nghĩa (SN 2003, ngụ Bình Định) về đất mẹ đã lăn bánh. Nghĩa về đến nhà trong nước mắt, nỗi đau của gia đình, thầy cô và bạn bè. 

Ngày 16/2, dư luận cả nước đã không khỏi xót xa, bàng hoàng khi biết được thông tin từ cơ quan điều tra. Vào sáng 13/2, Nghĩa đã đi ra hướng bờ sông Sài Gòn, camera khu vực này ghi nhận em đã tự tử. Quá trình khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, N. chết do ngạt nước, trong balô đeo sau lưng có một cục đá 10kg.

GenZ và những áp lực 'vô hình': Có những câu chuyện không biết kể cùng ai! Ảnh 1

Tuổi 19 của Nghĩa đã mãi mãi khép lại. Hiện tại, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đang phối hợp Phòng cảnh sát hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM vẫn điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa. 

Câu chuyện tự tử ở người trẻ tuổi như gióng lên hồi chuông cảnh báo về những áp lực vô hình mà họ đang phải trải qua. Ở giai đoạn đầy biến động, đổi thay về tâm lí, bạn sẽ đứng trước đến muôn vàn ngả rẽ, những câu chuyện không biết kể với ai, và ai sẽ là người lắng nghe mình.

GenZ được xem là thế hệ mang nhiều luồng tích cực và tạo ra nhiều xu hướng mới mẻ trên nhiều lĩnh vực. Trẻ, có nhiệt huyết sống nhưng luôn song hành với nhiều áp lực vô hình. 

GenZ và những áp lực 'vô hình': Có những câu chuyện không biết kể cùng ai! Ảnh 2

Bạn Đào Thoa (SN 2003) cho biết: "Bất kì lứa tuổi nào cũng có áp lực phải trải qua, đừng xem genZ là thế hệ chỉ biết ăn và học, bọn mình cũng có những áp lực riêng.

Trước hết, áp lực sinh ra là do chúng ta đặt kỳ vọng lên một thứ gì đó bắt ta phải làm cho bằng được. Học hành cũng vậy, do gia đình đè nén vì muốn con nhà này phải hơn con nhà ta, cũng vì có tư duy là học giỏi sau này ắt sẽ thành công. 

GenZ và những áp lực 'vô hình': Có những câu chuyện không biết kể cùng ai! Ảnh 3

Về phương diện cá nhân, thì xã hội ngày nay việc cạnh tranh nó là một phần thiết yếu. Chính vì cạnh tranh như vậy vì ai cũng phải cố gắng để mình đủ giỏi trong mắt người khác. Vì cố gắng đủ giỏi đó mà người ta phải ép bản thân mình quá cố. 

Áp lực học tập tuổi như này nó kiểu mang đến cho các bạn trước hết là các vấn đề sức khỏe và tâm lý. Mình nghĩ, hầu hết nhẹ sẽ bị stress và nặng sẽ là rối loạn cảm xúc".

Nói cho nhau nghe, được không?

Về vấn đề "giải tỏa áp lực", PV đã liên hệ với bạn Thái Nguyễn Đăng Khoa (SN 2004), học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Trong nhiều năm qua, Khoa đã đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ về học tập lẫn các hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, áp lực cuộc sống của cậu bạn vẫn luôn tồn tại. Khoa cho biết: "Khi vừa vào THPT, do chưa quen với cách học tập, hoạt động, và làm việc ở môi trường mới, em đã từng cảm thấy rất áp lực. Học tại một ngôi trường chuyên và may mắn đậu và lớp Chuyên Toán nên bạn bè trong lớp em đều rất giỏi, rất hăng hái trong học tập và hoạt động phong trào. 

Vì thế mà vào thời gian đầu, em thường cảm thấy bị áp lực đồng trang lứa khi học cùng các bạn. Hơn nữa, do khi vào trường, em không có bạn bè từ cấp Tiểu học và Trung học cơ sở cùng học nên đôi lúc cũng cảm thấy hơi cô đơn và không có người để chia sẻ". 

Trong thời gian đầy khó khăn đó, Khoa chọn cách nói ra. 

Nói để chia sẻ

Nói để giải quyết

Nói để tìm được phương hướng

"Chắc chắn là bậc phụ huynh nào cũng mong muốn điều tốt đẹp nhất đến cho con cái, vì vậy nên em nghĩ khi chúng ta chủ động nói ra suy nghĩ, thể hiện sự trưởng thành mà đôi khi phụ huynh không nhìn thấy, thì mọi việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

Ngoài ra, khi gặp phải áp lực, em cũng tìm kiếm sự chia sẻ từ bạn bè. Trong môi trường trường học, em nghĩ rằng hầu hết các bạn học sinh thường sẽ gặp phải những vấn đề có phần giống nhau và đều có những áp lực tương tự nhau cả. Vì vậy mà em tin rằng nếu chúng ta không ngại chia sẻ vấn đề của chính mình, thì chắc hẳn sẽ nhận được sự thấu hiểu và cảm thông. Đôi khi, chính cơ hội được giải bày cảm xúc đó sẽ là một việc vô cùng hiệu quả để giảm bớt áp lực cho nhiều vấn đề khác nhau. 

GenZ và những áp lực 'vô hình': Có những câu chuyện không biết kể cùng ai! Ảnh 4
Đăng Khoa

Bản thân em, khi chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè và nhận được sự đồng cảm, em đều cảm thấy tinh thần mình tốt hơn rất nhiều. Lúc nào em cũng cảm thấy rất may mắn vì có ba mẹ thông hiểu, có thầy cô yêu thương và có bạn bè giúp đỡ. Chính nhờ những người xung quanh mà em đã sống vui vẻ, nhẹ nhàng và ít áp lực hơn nhiều lần. 

Tuy nhiên em cũng biết rằng, có nhiều bạn không được may mắn giống như em, có thể vượt qua được những áp lực của độ tuổi này", Khoa nói.

Chia sẻ

Bài viết

Khải Anh

Tin mới nhất