Sắc màu Cuộc Sống

Đại lễ Vu lan báo hiếu online giữa đại dịch COVID-19: 'Tâm chúng ta hướng về tổ tiên ông bà, cha mẹ bằng việc làm, hành động tốt thì đều thể hiện được sự hiếu thảo'

Định Nguyễn
Chia sẻ

Nhằm phòng tránh dịch COVID-19, nhiều người dân thay vì đi dự Đại lễ Vu lan báo hiếu nơi đông đúc đã lựa chọn hình thức cúng giỗ, làm lễ online tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ…

Cứ tháng 7 âm lịch mỗi năm, mùa Vu lan báo hiếu lại về, gia đình bà Lê Thị Bích Hường (ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) sửa soạn mâm cỗ cúng tưởng nhớ tổ tiên những người đã khuất. Gia đình bà Hường cũng có thói quen cứ đến dịp này sẽ tụ tập cùng nhau lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở xã Dân Hoà, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình dâng hương, lau dọn phần mộ tổ tiên.

Bà Hường làm lễ Lễ Vu lan tại nhà. 

Đây là dịp con cháu báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng với đó tuân thủ trước Chỉ thị giãn cách xã hội nên gia đình bà Hường quyết định không lên nghĩa trang nữa mà thay vào đó nhờ dịch vụ làm lễ Vu lan online.

“Với tất cả mọi người Vu lan là dịp để chúng ta tưởng nhớ công nghĩa sinh thành của cha mẹ mình. Đại lễ Vu lan con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID0-19 nên gia đình tôi quyết định không tập trung đông ở nghĩa trang mà thay vào đó nhờ dịch vụ cúng lễ Vu lan online để giúp gia đình chuẩn bị lễ cúng tại nghĩa trang. Ngoài ra, gia đình cũng sẽ làm lễ tại nhà”, bà Hường chia sẻ.

Theo bà Hường mọi năm gia đình con cháu tập trung lên nghĩa trang viếng tổ tiên nhưng năm nay dịch bệnh nên con cháu ở nhà tưởng nhớ những người đã khuất.

Theo bà Hường, như mọi năm người dân tham dự đại lễ Vu lan báo hiếu tuy nhiên do dịch bệnh nên năm nay phía nhà chùa tổ chức dự lễ Vu lan online trang trọng, thú vị. Gia đình bà sẽ tụng kinh làm lễ tại nhà.

“Người dân chúng ta không phải ỉ lại vào dịch vụ Vu lan online không lên tận nơi hương khói cho tổ tiên nhưng dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì hình thức online này là công nghệ tốt nhất để con cháu gần các cụ hơn. Lễ Vu lan là lúc con cháu báo hiếu cha mẹ. 

Bà Hường ở nhà tụng kinh tưởng nhớ đấng sinh thành.

Dịch vụ online hỗ trợ không phải đi lại nhiều vì tuổi già, giảm lượng giao thông, con cái ở nước ngoài xa xôi chỉ cần ấn chuột làm giỗ mùa Vu lan là đủ. Tôi mong dịch bệnh sớm chấm dứt để mọi người có thể trở lại bình thường, các con cháu lại tụ tập lên phần mộ gia tiên”, bà Hường bày tỏ.

Cũng như bà Hường, gia đình chị Lê Mai Hoa (45 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng quyết định làm lễ Vu lan báo hiếu tại nhà, tránh tập trung nơi đông người.

Nhiều gia đình lựa chọn hình thức cúng giỗ, làm lễ Vu lan online.

“Mọi năm gia đình tôi tham gia Đại lễ Vu lan báo hiếu ở Chùa Kim Sơn Lạc Hồng. Nhớ đến công sinh thành của cha mẹ. Năm nào tôi cũng tham dự đại lễ và xúc động khi thực hiện nghi thức bông hồng cài áo. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Với ý nghĩa đó, những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý, thân thương. Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ mùa Vu lan. Tôi may mắn khi còn cả cha và mẹ. Trong thâm tâm tôi luôn muốn bố mẹ mãi khoẻ mạnh, vui vầy bên con cháu”, chị Hoa chia sẻ. 

Đại đức Thích Trí Thịnh cho biết, dù chúng ta trực tiếp tham dự hay qua các hình thức gián tiếp, mà tâm của chúng ta hướng về tổ tiên ông bà, cha mẹ bằng việc làm, hành động tốt thì đều thể hiện được sự hiếu thảo, trọn vẹn tâm hiếu. 

Theo đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì của Kim Sơn Lạc Hồng: “Quan trọng nhất với những người con Phật là chữ tâm. Vì vậy, dù chúng ta trực tiếp tham dự hay qua các hình thức gián tiếp, mà tâm của chúng ta hướng về tổ tiên ông bà, cha mẹ bằng việc làm, hành động tốt thì đều thể hiện được sự hiếu thảo, trọn vẹn tâm hiếu. 

Trong mùa Vu Lan năm nay, sống có trách nhiệm với bản thân, là có trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Cũng chính là làm tròn chữ 'Ân' đầu tiên trong Tứ Trọng Ân mà Đức Phật đã chỉ dạy. Đó là Ân Tổ Quốc”.

Hình ảnh người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19, làm lễ ở chùa. 

Ông Trần Tuấn Anh, Tổng Giám đốc công ty Toàn Cầu, chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên chia sẻ, vớiLạc Hồng Viên, chương trình đại lễ Vu lan hàng năm là một ngày lễ vô cùng quan trọng. 

“Mọi năm, chúng tôi đều chuẩn bị chu đáo và rất nhiều hoạt động để đón tiếp hàng nghìn lượt khách tới viếng thăm khuôn viên phần mộ gia đình, cũng như tham dự đại lễ. Bởi chúng tôi hiểu rằng, với người Việt Nam, ngày Vu Lan là ngày đặc biệt, ngày lễ lớn nhất trong năm để tưởng nhớ người quá cố, người thân đã khuất của mỗi gia đình. 

Ngày này, ai cũng mong muốn và dành thời gian được lên trực tiếp phần mộ người thân Lạc Hồng Viên. Nhưng năm nay, dịch bệnh đã cản trở nhiều dự định và nguyện vọng của khách hàng, chính vì vậy, chúng tôi tìm giải pháp tốt nhất để  khách hàng có thể thực hiện được các hành động, tấm lòng gửi tới người thân, cũng như trong thâm tâm khách hàng thấy thực sự an lòng, ấm áp", ông Trần Tuấn Anh chia sẻ. 

Theo ông Tuấn Anh, dù thực hiện qua hình thức trực tuyến, online, nhưng mọi khâu từ chuẩn bị, lễ vật, đồ cúng, quần áo chúng sinh, khóa lễ đều diễn ra trang nghiêm, thanh tịnh, đầy đủ và thiêng liêng nhất.

Dù dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen, sinh hoạt, hoạt động của nhiều người dân nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhờ ứng dụng sự văn minh, linh hoạt của internet, mạng xã hội, dường như mọi khoảng cách, trở ngại được xóa nhòa. Dịch vụ cúng giỗ online nói chung và Vu Lan online đang phần nào đáp ứng được tâm nguyện của mọi người trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay. 

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin mới nhất