Sắc màu Cuộc Sống

Đêm giao thừa có ý nghĩa gì, cúng sao cho đúng?

Phương Linh
Chia sẻ

Thời khắc giao thừa hàng năm được vô cùng coi trọng, đây được xem là thời điểm vô cùng thiêng liêng trong năm của mỗi gia đình. Việc làm lễ đón giao thừa đúng cách cũng là điều không phải ai cũng nắm được.

Ý nghĩa đêm giao thừa

Từ xa xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người lại nô nức chuẩn bị tâm thế để chào đón một năm mới tài lộc vẹn toàn. Trong dịp Tết, thời khắc giao thừa được xem là một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất. Do vậy, các gia đình đều vô cùng háo hức chờ đón đến lễ cúng giao thừa.

Đêm giao thừa có ý nghĩa gì, cúng sao cho đúng? Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Giao thừa Tết Nguyên đán diễn ra vào đúng 12h đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Nếu là tháng thiếu không có ngày 30, đêm Giao thừa sẽ rơi vào đêm ngày 29 tháng Chạp.

Theo Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, giao thừa có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Đêm 30 hay còn gọi là đêm trừ tịch, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ. Đây được xem là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Theo các Chuyên gia phong thuỷ, lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất vì đó là thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Trong hai từ “giao thừa”, giao có nghĩa là “trao”, thừa có nghĩa là “nhận”. Theo 12 “địa chi” trong lịch pháp, mỗi một năm sẽ có một vị được gọi là “Đương niên Thái tuế” hay còn được gọi là vị “Hành khiển”, vị này được quan niệm là “ông thần” trông coi, cai quản, điều hành tất cả hệ thống thần tiên và mọi thứ ở trong năm.

Theo quan niệm, thời khắc giao thừa là hết một năm, hay được gọi là vị này hết nhiệm kỳ. Khi thời khắc chuyển giao là vào lúc giao thừa, vị cũ này phải trao lại mọi quyền hành cho vị mới nhận. Chính vì vậy thời khắc giao thừa có nghĩa là trao và nhận.

Chính vì vậy, theo quan niệm dân gian từ xa xưa, thời khắc giao thừa là cực kỳ quan trọng trong một năm. Gia đình sẽ bày đàn lễ ra để cúng tiễn vị “Hành khiển” cũ đi và chào vị mới đến.

Cúng giao thừa sao cho đúng?

Có một số lưu ý, để cúng giao thừa đúng cách phải cúng đúng vào thời điểm giao thừa, trước đó bày hương áng ra để chuẩn bị sẵn.

Sau đó, phải có hai bài vị của hai vị “Hành khiển” năm cũ và năm mới, cắm trên hương áng rồi bày đồ lễ.

Theo Chuyên gia phong thuỷ, đây là thời khắc chuyển giao của thiên khí, vị “Đương niên Hành khiển” theo quan niệm sẽ không vào nhà, Theo quan niệm của Đạo giáo, sẽ bày hương áng “Trung thiên”, tức ngoài trời.

Trong nhà chỉ có tổ tiên, thần linh trong nhà.

Về bài vị, một bài vị gồm 3 vị “Hành khiển” của năm cũ: “Triệu Vương Hành khiển, Tam Thập Lục Hành Binh, Chi Thần Khúc Tào Phán Quan”. Bài vị của 3 vị năm mới sẽ gồm: “Nguỵ Vương Hành Khiển, Mộc Tinh Hành Binh, Chi Thần Tiêu Tào Phán Quan”.

Đồ cúng tế tuỳ theo hoàn cảnh gia đình, hoa quả, bánh trái… không cần quá cầu kỳ. Khi thời khắc lễ giao thừa đến, chỉ cần thắp nhang thành tâm.

Phong tục từ xưa, để thể hiện mức độ thành tâm, một số người sẽ cắt tóc gọn gàng, gội đầu, thay quần áo mới, chờ thời khắc giao thừa sẽ ra khấn xin tài lộc, may mắn trong năm mới.

*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất