Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo

Dưới đây là một số những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo.

Theo phong tục, văn hóa Việt, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình Việt luôn chuẩn bị mâm cỗ, vàng mã để tiễn đưa ông Táo về trời. Vì là phong tục rất quan trọng vào những ngày cuối năm nên gia chủ khi cúng đều rất quan tâm đến những vấn đề kiêng kỵ để không mạo phạm đến thần linh.  

Dưới đây là một số những điều kiêng kỵ cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo.  

Không cúng quá sớm

Theo các chuyên gia phong thủy, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm. Đặc biệt là tuyệt đối không cúng ông táo vào ngày Rằm tháng Chạp (15 tháng Chạp âm lịch). Gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp.  

Theo truyền thống, gia chủ không nên bao sái, rút tỉa chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Phải cúng ông Công ông Táo xong mới nên làm việc này.

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo Ảnh 1
Hình minh họa

Không cúng sau 12 giờ ngày 23  

Sau 12 giờ trưa ngày 23 là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời. Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Không đặt mâm cúng dưới bếp  

Nhiều gia đình cho rằng ông Táo là vị thần bếp nên sẽ đặt mâm cỗ cúng và đồ lễ cúng ở bếp là đúng nhất. Tuy vậy các chuyên gia nghiên cứu tâm linh cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Việc cúng, thờ phụng đều phải ở trên bàn thờ chính của gia đình.  

Những điều kiêng kỵ quan trọng khi cúng ông Công ông Táo Ảnh 2
Hình minh họa

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động thô bạo, mất ý nghĩa tâm linh, thậm chí còn là tội lỗi.  

Khi thả, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Hoặc bạn đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn. Không được đứng trên thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống.  

Không cúng lễ vật cầu kì

Việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ, vì thế lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ. Nếu cúng quá cầu kỳ rất tốn kém cho gia chủ, nên chuẩn bị lễ vật phù hợp với điều kiện của gia đình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tranh cãi về tiêm Botox
Siêu mẫu Minh Tú 'nổi loạn'