Sắc màu Cuộc Sống

Cúng cô hồn rằm tháng 7 sai cách, gia chủ sẽ vô tình 'rước vong' vào nhà

Liên Thảo
Chia sẻ

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ trước khi làm thì rất có thể gia chủ sẽ vô tình 'rước vong' vào nhà - thay vì mời đi.

Trong quan niệm dân gian, tháng cô hồn (tháng 7 Âm lịch) là một trong những tháng khiến ai cũng phải hết sức “kiêng dè” với rất nhiều những điều nên làm và không nên làm để tránh gặp vận xui, tránh bị ma quỷ đeo bám.

Đối với tâm linh của người Việt, con người bao gồm hai phần: phần xác và phần hồn. Khi phần xác mất đi thì phần hồn vẫn còn tồn tại ở đâu đó mà ta không thể nhìn thấy, không sờ thấy cũng không thể ngửi thấy nhưng lại luôn tin là nó tồn tại. Ngày rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày lễ xá tội vong nhân, các gia đình người Việt thường chuẩn bị những mâm cơm cúng lễ đến Phật (đối với những gia đình theo đạo Phật), cúng ông bà tổ tiên, và mâm cúng chúng sinh.

Đối với những gia đình theo đạo Phật, tháng 7 không chỉ là cúng lễ cầu cho chúng sinh được siêu thoát mà còn là tháng lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ. Bởi vậy, ngày rằm tháng 7, những gia đình theo đạo Phật nên chuẩn bị một mâm cơm chay cúng bàn thờ Phật rồi thụ lộc tại gia. Còn với những gia đình không theo đạo phật, ngày Rằm tháng 7 nên chuẩn bị hai mâm cúng đó là cúng ông bà tổ tiên và mâm cúng chúng sinh.

Sau đây là một số thông tin tham khảo về việc chuẩn bị lễ cúng ngày rằm tháng 7 sao cho hợp lý nhất.

Cúng ông bà tổ tiên thường là một mâm cỗ mặn bao gồm một vài món ăn, có đủ cơm canh, rượu cùng những món đồ vàng mã khác như quần áo, mũ mão, tiền vàng… và những đồ dùng khác tùy theo quan niệm của từng gia đình. Đây là lễ cúng để cầu an cho gia đình, cầu phước cho người đã khuất cũng như “gửi” đến những người đã khuất những vật dụng để họ có cuộc sống đầy đủ như ở cõi trần.

20150827110924-anh1

Mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên (Ảnh minh họa)

Cúng chúng sinh là một trong những nghi thức quan trọng và khác biệt nhất trong ngày rằm tháng 7. Theo tín ngưỡng dân gian thì đây còn gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Vào ngày này, Diêm Vương sẽ mở cửa cho các vong hồn khi còn sống trên cõi trần bị sa cơ lỡ vận, không nơi nương tựa, đơn độc hoặc chết đường chết chợ, lang thang vạ vật…đến khi mất đi cũng không được ai thờ cúng đàng hoàng, không tìm về được với ông bà tổ tiên.

Bởi vậy, mâm cúng cô hồn vừa là để cho những vong hồn này không quay về quấy nhiễu dương gian, ảnh hưởng đến gia chủ, cũng thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đao của người trần, giúp đỡ và cầu phước cho những vong hồn không được người trần thờ cúng. Tuy nhiên, chỉ chú ý chuẩn bị mâm cỗ chỉn chu thôi chưa đủ, sau khi cúng, gia chủ cần phải biết cách “mời” cô hồn đi để tránh bị quấy nhiễu về sau.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn cần phải lưu ý một số điều đặc biệt sau:

Mâm lễ cúng cô hồn nên cúng hoàn toàn bằng đồ chay để không khơi dậy “tham, sân, si”. Nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ mặn với rất nhiều món ăn vì cho rằng như vậy là tốt. Nhưng quan niệm này không đúng. Nếu cúng cô hồn bằng những món mặn, sẽ khơi dậy “lòng tham” ở những vong hồn và khiến họ không thể siêu thoát, quanh quẩn ở dương gian quấy nhiễu người trần, thậm chí là quấy nhiễu chính gia chủ đã sắp mâm cơm cúng mời họ.

Lễ cúng cô hồn nên dùng hoàn toàn đồ chay. (Ảnh minh họa)

Lễ cúng cô hồn nên dùng hoàn toàn đồ chay. (Ảnh minh họa)

Cúng cô hồn tuyệt đối không được cúng trong nhà. Gia chủ nên cúng ở ngoài sân, trên sân thượng, không được cúng ở những nơi như phòng khách, phòng bếp… không cúng trong phạm vi gia chủ ở. Thời điểm cúng nên vào chiều tối ngày 14 hoặc 15 bởi đó được cho rằng là thời điểm những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

Mâm cúng cô hồn thường bao gồm:

    Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo giấy từ 20 đến 50 bộ, bày phía dưới mâm theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, sau khi cúng xong sẽ đốt đi (nên đốt ở ngoài đường)12 bát cháo trắng. Đây là món không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn. Theo quan niệm đây là món dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.Các loại bỏng, có thể là bỏng ngô, bỏng ống, bỏng gạo…được quan niệm là để cúng những vong hồn “nhí”Mía, khoai, sắn…Ngũ quả5 cái bát, 5 đôi đũa Ba chén nước, ba cây nhang, một cây nếnMuối và gạo sau khi cũng sẽ được vãi ra trước cổng, ra đường.

Mâm cúng cô hồn sẽ tùy theo quan niệm, điều kiện và sự chuẩn bị của từng gia chủ nhưng tốt nhất nên là đồ chay hoàn toàn và không thể thiếu những thứ quan trọng nhất như vàng mã, muối, gạo, cháo trắng, hương.

Sau khi cúng cô hồn xong, nhiều gia chủ không biết cách mời họ đi nên có rất nhiều gia đình bị cô hồn quấy nhiễu do họ vẫn còn quanh quẩn ở bên. Bởi vậy, khi cúng xong, gia chủ nhất định phải đốt vàng mã, vãi gạo muối ra sân, ra đường. Có quan niệm cho rằng không nên ăn đồ cúng cô hồn hoặc không mang vào nhà bởi năng lượng từ cõi âm rất đen tối và nặng nề, nếu người ăn sẽ mang năng lượng xấu vào cơ thể.

Chia sẻ

Bài viết

Liên Thảo

Tin mới nhất