Sắc màu Cuộc Sống

Chân dung người phụ nữ quyền lực nhà Sơn Kim: 1 tay gây dựng đế chế riêng, nuôi dạy 5 người con thành đạt

Quỳnh Trang
Chia sẻ

Mất chồng từ rất sớm, một mình mẹ vợ CEO Hồ Nhân đã nuôi dạy 5 người con trở thành những doanh nhân thành đạt tại TP HCM.

Suốt mấy ngày, mạng xã hội liên tục dậy sóng trước những thông tin ca sĩ Hiền Hồ có mối quan hệ ngoài luồng với nhân vật đại gia U60 được xác định là con rể tập đoàn Sơn Kim - doanh nhân Hồ Nhân.

Chân dung người phụ nữ quyền lực nhà Sơn Kim: 1 tay gây dựng đế chế riêng, nuôi dạy 5 người con thành đạt Ảnh 1

Trước lùm xùm ồn ào "căng như dây đàn" của con rể, chiều 21/3 bà Nguyễn Thị Sơn, mẹ vợ của doanh nhân Hồ Nhân đã có những chia sẻ đầu tiên với tựa đề "Im lặng là vàng".

Chỉ sau ít giờ lên tiếng, từ khóa tập đoàn Sơn Kim và danh tính "lão phật gia" Nguyễn Thị Sơn lọt top tìm kiếm nhiều nhất trên Google.  

Chân dung người phụ nữ quyền lực nhà Sơn Kim: 1 tay gây dựng đế chế riêng, nuôi dạy 5 người con thành đạt Ảnh 2
Ảnh: Facebook NV

Không chỉ tò mò về mối quan hệ giữa Hiền Hồ và ông Hồ Nhân, cư dân mạng cũng không khỏi thắc mắc về vợ của vị đại gia U60 này, cùng sự giàu có và tầm cỡ của một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam.  

Mất chồng từ rất sớm, một mình mẹ vợ CEO Hồ Nhân đã nuôi dạy 5 người con trở thành những doanh nhân thành đạt tại TP HCM.

Bà Nguyễn Thị Sơn, nhà sáng lập Sơn Kim Group là mẹ của 5 doanh nhân đang điều hành các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà - cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).

Chân dung người phụ nữ quyền lực nhà Sơn Kim: 1 tay gây dựng đế chế riêng, nuôi dạy 5 người con thành đạt Ảnh 3
Bà Nguyễn Thị Sơn - Người phụ nữ quyền lực đứng sau đế chế SonKim. 

Năm 1987, ở độ tuổi trên 30, bà Sơn được Nhà nước giao trọng trách về quản lý Công ty Legamex, một trong những doanh nghiệp Nhà nước tiên phong cổ phần hóa. Ở thời kỳ đỉnh cao vào thập niên 90, Legamex dưới sự quản lý và điều hành của bà Sơn có 4.000 nhân viên chính thức, giải quyết được việc làm cho khoảng 10.000 nhân viên ở các công ty vệ tinh.

Vực dậy sau biến cố, xây dựng đế chế riêng  

Sau khi rời khỏi Legamex, bà Sơn tiếp tục sự nghiệp kinh doanh cùng Sơn Kim Group.  

SonKim Group được thành lập từ những năm 1950 của tập đoàn Đại Thành, tập đoàn dệt may nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam được lưu truyền qua ba thế hệ nhà họ Nguyễn. Nhờ nền tảng kinh doanh từ những thế hệ đi trước, thế hệ thứ ba của nhà họ Nguyễn đã thành lập Sơn Kim Group vào năm 1993, sau khi ông Nguyễn Hoàng Tuấn, con trai bà Nguyễn Thị Sơn du học về nước.

Chân dung người phụ nữ quyền lực nhà Sơn Kim: 1 tay gây dựng đế chế riêng, nuôi dạy 5 người con thành đạt Ảnh 4
Vợ ông Hồ Nhân cùng gia thế khủng của tập đoàn Kim Sơn khiến nhiều người quan tâm

Cùng năm này, Sơn Kim Fashion cũng ra đời, xây dựng thương hiệu Vera và tiến sang các thị trường Ý, Mỹ, Nhật, Tây Ban Nha. Bắt đầu từ một thương hiệu thời trang, Sơn Kim Group đã nhanh chóng phát triển đa ngành nghề xoay quanh 4 vệ tinh: Sơn Kim Land (bất động sản), Sơn Kim Mode (thời trang), VGS Shop (bán lẻ trên truyền hình) và Vissions 21 (Khai thác phim trường).

Bộ sưu tập thương hiệu của "đế chế" Sơn Kim ngày càng đa dạng như: Các chung cư cao cấp Gateway, Nassim, Serenity Sky Villas, Metropolitan (bất động sản); thương hiệu thời trang nổi tiếng VERA, JOCKEY, WOW; GS25, GSSHOP, Jardin Des Sens, Mama Sens, KYO WATAMI (bán lẻ),…

Bà Sơn từng chia sẻ: "Để có thương hiệu trăm năm, các doanh nghiệp lớn không nên thay đổi thương hiệu và không nên ‘tân quan, tân chính sách’, nhất là những thương hiệu đã có tiếng tăm.

Tôi thấy cái dở hơi của nhiều doanh nghiệp là khi thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp thì thay đổi cả tên công ty". Với bà Sơn, "các con đều được sống trong gia đình kinh doanh ‘tứ đại đồng đường’, ý thức quản lí, làm giàu được thấm nhuần từ ông bà ngoại, mẹ và các dì, các cậu, các chú..."

Năm 1998, bà Nguyễn Thị Sơn chuyển sang công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lí Doanh nghiệp (CBAM) thuộc VCCI.

Sau khi tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam (VLA), bà Sơn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lí và Kinh doanh quốc tế vào năm 2006.

Năm 60 tuổi, bà Sơn thành lập CTCP Đầu tư phát triển giáo dục Đông Nam Á và Trường THCS, THPT Duy Tân. Bước sang tuổi thập thất, bà dần chuyển giao công việc quản lý giáo dục cho cháu nội Nguyễn Hoàng Việt.

Xem thêm: Chỉ sau ít phút đăng tải, bài viết của mẹ vợ CEO Hồ Nhân đã 'gây bão' mạng xã hội vì lí do gì?

Chia sẻ

Bài viết

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất