Hành trình mưu sinh nơi đất lạ
“Bà lên Sài Gòn năm hai mươi mấy tuổi, hồi đó còn chưa giải phóng. Cũng lâu quá rồi…”
Bà Hai sống lại quá khứ từ những ngày đầu mưu sinh nơi đất khách quê người bằng nghề mua-bán ghế cũ. Vừa tháo từng sợi dây điện, bà vừa kể bằng cái giọng miền tây không thể lẫn vào đâu dù đã gần 50 năm ly hương.

Ở thời điểm mà người ta bất chấp mọi thứ để được giàu sang thì bà cụ 75 tuổi này vẫn lầm lũi lao động bằng tất cả lương thiện. Giá trị con người chưa bao giờ được đong đếm bởi đồng tiền.
Khi phố là nhà, người dưng là con cháu
Thường xuyên dùng lưỡi lam nên bà Hai xem việc đứt tay là chuyện “cơm bữa”. Mỗi lần như vậy, bà hay lấy tàn thuốc lá bôi lên để vết thương không rỉ máu. Có bữa bị đứt nhiều lần nhưng bà vẫn tiếp tục làm. Theo thời gian cùng với những nếp nhăn hay đồi mồi thì dễ nhận ra trên tay bà có nhiều vết sẹo nhỏ, chi chít. Cách đây sáu tháng, do bất cẩn bà bị gãy tay trái và không thể đạp xe đến chỗ làm. Bà cười: “Già rồi mắt cũng mờ theo, coi chừng nói chuyện vậy chứ mốt ra đường bà không nhận ra cháu”.
“Hôm nay con không bán được xu nào. Chút nữa về, đói bụng rồi đây”.
“Trái sapoche của bạn bà cho, lấy đi. Tao không thuốc mày đâu mà sợ.”
Dễ hiểu vì sao bà Hai lại thích ngồi ở góc phố này. Bởi hơn tất cả chính là tình cảm ấm áp của những người xung quanh. Bà gọi tên họ như cháu con trong nhà. Bên những ly cà phê sữa người ta cho bà vào những buổi trưa oi ả. Rồi ly chè của chị bán đồng nát. Và mái hiên cho bà trú tạm mỗi lần Sài Gòn bất chợt đổ mưa. Chốc chốc chỗ ngồi của bà lại vang lên tiếng nói cười rôm rả.
Bà cụ 75 tuổi kiếm sống bằng nghề gọt vỏ dây điện trên vỉa hè là một trong những bài viết nằm trong tuyến bài đặc biệt về Sài Gòn muôn màu của Tạp chí điện tử Saostar.
Những tình cảm, ký ức - những câu chuyện cảm động và đầy thú vị về Sài Gòn mà bạn có/ biết hay chứng kiến - Hãy gửi qua email: doisong@saostar.vn để cùng chia sẻ cho tất cả mọi người cùng “ấm áp”, bạn nhé!
Vì một Sài Gòn xinh đẹp và phát triển hùng mạnh, chúng tôi chào đón tất cả những người con - những người muốn thuộc về/ yêu mảnh đất này.