9X gặp người già, trẻ em trên tàu hoả: ‘Bù tiền chưa chắc đã được nhường chỗ’

Chia sẻ

Đó là phát ngôn của H.M - cô gái cảm thấy khó chịu khi liên tục bị người lạ liên tục đòi đổi chỗ trên chuyến tàu đi Vinh. Suy nghĩ thẳng thắn này đã dấy lên làn sóng tranh luận trên mạng xã hội.

Câu chuyện của cô gái trẻ có nickname H.M về “văn hoá nhường chỗ” cho người già trên tàu hoả đang thu hút khá nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Cụ thể, H.M mua vé giường nằm tầng 1 đi Cửa Lò. Khi lên tàu, cô liên tục được đề nghị đổi giường với những lý do như: nhường cho ông A, bà B lớn tuổi, cho cháu X, cháu Z nhỏ tuổi.

Dù khó chịu nhưng H.M vẫn nghĩ mình sẽ nhượng bộ với điều kiện người muốn có chỗ mới phải hoàn lại giá tiền chênh lệch giữa các tầng. Tuy nhiên, những người trong cuộc lại lờ đi và cho rằng “nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là điều hiển nhiên”. Bức xúc hơn nữa khi cả chiều đi lẫn chiều về H.M đều rơi vào tình trạng này. Cô quyết định viết status giải bầy nỗi khổ của những người được gọi là “thanh niên trai trẻ”.

Trên facebook cá nhân, cô viết: “Mình chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn vì muốn nằm tiện hơn, còn họ mua giá giường rẻ nhưng lại muốn đổi (họ mua vé trước mình, vì mình đặt trên web nên có thể xem được số ghế trống – hết, cũng vì các tầng trên hết nên bọn mình phải ở tách phòng nhau, nên đừng ai nói lý do là họ muốn mua vé tầng 1 nhưng hết vé nhé).

Rồi còn có trường hợp 1 số người mua vé ghế ngồi nhưng đến từng phòng xem có giường trống không để nằm (???)

Vậy đó, tàu hoả không phải xe bus, không phải cứ lôi mác người già, trẻ con, phụ nữ có thai, mẹ trẻ cho con bú các kiểu đà điểu là bắt người khác phải nhường (free) cho mình đâu nhé. Và khi người ta đã không có ý muốn đổi thì cũng đừng nhai đi nhai lại nữa”.
H.M cô gái bức xúc khi được yêu cầu nhường chỗ trên tàu hoả.

H.M cô gái bức xúc khi được yêu cầu nhường chỗ trên tàu hoả.

Nói không với “nhường” và “miễn phí”

Mạnh dạn chia sẻ sự khó chịu khi buộc phải nhường giường cho những đối tượng vốn vẫn được ưu tiên mọi nơi như người già, trẻ em, bà bầu…, trên tàu hoả, H.M nhận được không ít ý kiến trái chiều.

Thành viên trên một diễn đàn phản đối: “Nếu là mình, mình sẽ nhường chỗ. Dù gì bạn cũng là thanh niên sức dài vai rộng, khó khăn một tí cũng chẳng hề gì. Hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn”.

Bài viết của H.M nhận được nhiều like và share trên mạng xã hội.

Bài viết của H.M nhận được nhiều like và share trên mạng xã hội.

Trao đổi với Saostar trong một cuộc trò chuyện ngắn – cô gái 9X này chia sẻ: “Có người đồng tình với tôi những cũng có không ít người chê bai, trách móc. Tôi thấy việc mình làm chẳng có gì sai. Trong nhiều trường hợp, bù tiền chưa chắc đã được nhường chỗ vì nếu bạn say tàu bạn có chịu đổi lên tầng 3 không? Tôi mong các bạn lên án tôi hãy đặt mình vào vị trí của người tiếp nhận thông tin, trước khi đề nghị một điều gì đó. Hơn nữa, những người có nhu cầu đổi chỗ đã mua vé trước tôi nhưng không chọn chỗ tốt rồi lên tàu thì lại muốn đổi mà không muốn hoàn tiền chênh lệch trong khi giá vé chênh nhau từ 100.000 đến 200.000 đồng”.

H.M cũng nhấn mạnh rằng, với tình huống trên vẫn sẽ có những người sẵn sàng chấp nhận yêu cầu đổi ngang vé tàu với điều kiện, họ cảm thoải mái với việc mình làm và thái độ của người nhận được chỗ mới là xứng đáng. Ở trường hợp của cô, H.M bị sốc bởi bản thân lần đầu đi tàu hoả, không chuẩn bị tinh thần cho việc có thể bị đề nghị đổi chỗ, nên phản ứng mạnh. Bản thân cô cũng không cảm thấy cần thiết phải hi sinh sự thoải mái của mình cho những người thích sử dụng dịch vụ miễn phí, đặc biệt, đó lại là những người “đòi hỏi lòng tốt nhưng cư xử chưa tốt”.

“Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ, hay phụ nữ có bầu là một cách ứng xử văn minh nhưng không phải lúc nào điều đó cũng được đặt lên hàng đầu, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Mấy ai biết đặt hoàn cảnh của mình vào người bị bảo phải nhường chỗ chứ, trong khi giá vé của tàu có mức độ chênh lệnh nhất định, thật buồn với những người bảo ngưới khác nhường chỗ nhưng không được người ta chấp thuận thì lại bảo keo kiệt, hẹp hòi này nọ. Tự hỏi, tại sao những người không nhường chỗ thì bị bảo kém văn minh trong khi những người xin đổi chỗ lại không tự trọng hơn bằng cách để tâm đến việc đặt vị trí chỗ ngồi từ đầu hay thậm chí là chủ động gửi lại tiền chênh lệch?” – một bạn tên Phi Yến đồng tình với quan điểm của H.M.

Việc H.M cảm thấy khó chịu khi buộc phải nhường chỗ cho người già, trẻ em với những lý do trên trời rơi xuống trong chuyến đi này không thể kết tội cô là người ích kỷ hay kém văn minh. Bởi đôi lúc, lòng tốt cũng có giới hạn. Đừng đòi hỏi sự văn minh khi bạn là người kém tế nhị, chỉ thích trông chờ vào sự hảo tâm và luôn đòi hỏi thái độ nhượng bộ của ai đó dù không cần thiết.

Văn minh phải đến từ hai phía

Ở bất cứ đất nước nào trên thế giới, lòng tốt, nghĩa cử cao đẹp, sự ân cần quan tâm giúp đỡ của những người trẻ tuổi dành cho bậc lão niên, trẻ em, phụ nữ… luôn được đề cao tôn trọng. Tuy nhiên, ở các các nước phát triển, những đối tượng này thường không muốn nhận được sự ban phát, thương hại hay nhường nhịn từ những người xung quanh vì họ không muốn tự khẳng định rằng: Mình đã già và cần sự quan tâm đặc biệt. Mặc khác, thanh thiếu niên ở đây luôn có đủ tự trọng để không xâm lấn vào những đặc quyền dành riêng cho các đối tượng nằm trong diện ưu tiên. Xã hội có sự tôn trọng thì văn minh mới được hình thành.

Người già ở Nhật đôi lúc vẫn phải đứng nếu tàu điện quá đông.

Người già ở Nhật đôi lúc vẫn phải đứng nếu tàu điện quá đông nhưng họ vẫn vui vẻ vì điều đó khi thấy việc đòi hỏi người khác nhường chỗ là không cần thiết.

Ngược lại, ở xã hội của chúng ta, ranh giới này khá mong manh. Ai cũng muốn nhận được sự ưu ái, được hưởng sự đối xử đặc biệt dù chưa đến giới hạn cần thiết. Con người dù già hay trẻ cũng có những người rộng lượng nhưng cũng có lắm kẻ ích ỷ, chỉ chăm chăm hưởng thụ cho riêng mình, và đôi khi vô tình xâm lấn cả vào phần dành cho người khác.

Kết: Sự bức xúc của H.M trong câu chuyện trên không phải là đề tài nên mang ra để bình luận ai đúng ai sai mà là bài học để cả hai lớp người già và trẻ nhìn vào, suy ngẫm: Khi nào mới là lúc thật sự cần thiết đề thỉnh cầu ai một điều gì đó và làm thế nào để lòng tốt được đặt đúng chỗ?

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất