Sắc màu Cuộc Sống

9 nguyên lý toán học có ích trong đầu tư

T.H
Chia sẻ

Trên thực tế, đầu tư liên quan mật thiết tới toán học. Theo nhiều quan sát, những người có tố chất toán học thường sẽ giỏi hơn trong việc quản lý các kênh đầu tư và các vấn đề tài chính. Họ cho rằng, việc hiểu và vận dụng thành thạo một số nguyên lý toán học cần thiết rất hữu ích trong việc quản lý các danh mục đầu tư. Vậy đâu là những nguyên lý toán học “hữu ích”, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

9 nguyên lý toán học có ích trong đầu tư Ảnh 1

Nguyên lý tỷ suất hoàn vốn

Giả sử bạn có trong tay 100 triệu, tổng tài sản sau khi tính cả lợi nhuận 100% là 200 triệu. Nhưng tiếp sau đó bạn lại thua lỗ 50%, tài sản của bạn sẽ lại trở về mức 100 triệu. 

Do đó, việc thua lỗ 50% có xác suất xảy ra “dễ dàng” hơn rất nhiều so với khoản lợi nhuận “kếch xù” lên tới 100%.

Nguyên lý giới hạn tăng và giới hạn giảm

Giả sử bạn có trong tay 100 triệu, ngày thứ nhất sinh lời, tài sản của bạn sẽ cán mốc 110 triệu. Nhưng ngày thứ hai bỗng chốc lại sụt giá, tài sản của bạn chỉ còn lại 99 triệu. 

Song, xét theo chiều ngược lại, nếu giá giảm ngày thứ nhất và tăng giá ngày thứ hai thì tài sản của bạn vẫn là 99 triệu.

9 nguyên lý toán học có ích trong đầu tư Ảnh 2

Nguyên lý về sự biến động

Giả sử bạn có trong tay 100 triệu. Năm thứ nhất bạn lãi 40%, năm thứ hai thua lỗ 20%, năm thứ ba lại lãi 40%, năm thứ tư lại thua lỗ 20%, tương tự năm thứ năm lãi 40%, năm thứ năm lại sụt giá 20% thì khi này tài sản của bạn còn lại 140.5 triệu.

Với sự biến động như vậy, tỷ suất hoàn vốn trong vòng 6 năm chỉ là 5.83%.

Nguyên lý 1% mỗi ngày

Vẫn giả sử bạn có trong tay 100 triệu, mỗi ngày không có tăng giảm đáng kể, bạn sẽ chỉ kiếm lời 1% rồi rút lui. Cứ như vậy nếu mỗi năm có 250 lượt giao dịch, tài sản của bạn sẽ đạt mức khoảng 1,203,214,000. Theo nguyên tắc “lãi suất kép”, sau hai năm số tài sản kếch xù của bạn sẽ lên tới 14,477,277,000.

Nguyên lý mỗi năm 200%

Vẫn lấy ví dụ trên, giả dụ bạn có trong tay 100 triệu, mức tỷ suất lợi nhuận trong vòng 5 năm liên tục là 200% thi sau năm năm bạn sẽ bạn sẽ có khoảng 24,300,000,000 tổng giá trị tài sản cá nhân. 

Nguyên lý 10 năm 10 lần

Với 100 triệu hiện tại với mức kỳ vọng giá trị sẽ lên tới 1 tỷ sau 10 năm, tức là sau 20 năm sẽ là 10 tỷ, sau 30 năm là 100 tỷ thì tỷ suất lợi nhuận của bạn bắt buộc sẽ phải ở mức 25.89%.

Nguyên lý cover hàng

Ví dụ bạn mua 100 triệu cổ phiếu khi giá thị trường chạm mức 10 nghìn, sau đó giá giảm xuống 5 nghìn, bạn mua thêm 100 triệu thì chi phí tồn kho sẽ giảm xuống 66,700 thay vì 77,500 như bạn đã tưởng tượng.

9 nguyên lý toán học có ích trong đầu tư Ảnh 3

Nguyên lý chi phí tồn kho

Chẳng hạn bạn muốn đầu tư một loại cổ phiếu nào đó có lợi nhuận 10% với giá vốn 100 triệu thì khi bạn muốn bán cổ phiếu, hãy thử giữ lại 10 triệu cổ phiếu theo giá thị trường khi đó, bạn sẽ hoàn toàn có thể lưu trữ cổ phiếu mà không có bất kỳ áp lực gì với chi phí tồn kho = 0.

Nguyên lý tổ hợp tài sản

Giả sử có hai tài sản, tài sản A không có rủi ro, tài sản B có rủi ro mỗi năm 20 - 40%. Nếu có 100 triệu, bạn có thể đầu tư 80 triệu vào tài sản không có rủi ro A và 20 triệu vào tài sản có rủi ro B, kết quả cho thấy lợi nhuận thấp nhất toàn năm có thể là 0 nhưng mức lợi nhuận tối đa sẽ lên tới 12% - đây chính là mô hình kỹ thuật CPPI kiểu mẫu trong các quỹ bảo toàn vốn. 

Từ những nguyên lý của toán học, ta rút ra được đầu tư thành công phải cần đủ 3 điều kiện: phòng ngừa rủi ro, giữ tiền gốc; giảm thiểu biến động, ổn định doanh thu; đầu tư dài hạn, lợi nhuận kép. Là một nhà đầu tư thông minh, hãy vận dụng những kiến thức tài chính kinh doanh thành thạo để chiến lược đầu tư của mình trở nên hiệu quả nhất nhé! Đọc thêm nhiều kiến thức tài chính hay tại: https://www.tcqtkd.edu.vn/

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất