Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Gương mặt thương hiệu

Vì đâu giá đồng Bitcoin liên tục giảm trong nửa đầu năm 2022?

Trường Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Từng lập kỷ lục mốc 60.000 USD, thế nhưng ở thời điểm tháng 5/2022, Bitcoin còn một nửa mức giá trị. Không những thế, các đồng tiền mã hóa khác như BNB hay Ether cũng bị ảnh hưởng, kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ trên các sàn giao dịch lớn.

Bản chất dễ biến động của tiền mã hóa 

Sự biến động của Bitcoin chính là yếu tố then chốt giúp cho đồng tiền mã hóa này hấp dẫn trong mắt giới đầu cơ, bởi họ có thể kiếm tiền từ nó nhanh hơn so với những nhà đầu tư chứng khoán thông thường.

Thế nhưng, đi kèm với kiếm tiền nhanh chóng cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, thị trường đã trải qua rất nhiều chu kỳ tăng trưởng và lao dốc va2thanh lọc không ít các nhà đầu tư thời vụ. Tranh thủ lúc cao điểm, nhiều sàn giao dịch đã đưa ra các đề xuất rủi ro như cho phép người dùng đầu tư bằng tiền điện tử vay mượn mà không màng đến hậu quả. Việc thiếu dòng tiền thực tế có thể góp phần khiến giá trị tiền mã hóa "rơi tự do" nhanh hơn.

Mối liên kết giữa Bitcoin với thị trường tài chính

Bản chất của tiền mã hóa là không phụ thuộc, yếu tố này sẽ giúp chúng chống lạm phát và vượt qua những giai đoạn khó khăn khác nhau. Cụ thể, đồng Bitcoin không nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ cơ quan tổ chức nào nên được kỳ vọng sẽ giữ giá trị ngay cả khi phải trải qua khủng hoảng kinh tế, chiến tranh hoặc những đợt thay đổi chính sách.

Trên thực tế, đây là quan niệm đã được chứng minh là hết sức sai lầm. Khi đại dịch COVID-19 tàn phá thị trường toàn cầu vào tháng 3.2020, Bitcoin đã lao dốc đến 57%. Nhưng không lâu sau đó, thị trường tiền mã hóa đã khôi phục hồi với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, lý giải cho việc này là do nhiều người có thời gian rảnh rỗi trong lúc giãn cách, kết hợp với thu nhập khả dụng (disposable income) và các gói tiền cứu trợ đại dịch được chính phủ đưa vào thị trường.

Thời gian gần đây, Bitcoin còn phải chịu áp lực từ quyết định thay đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương để giảm tình trạng lạm phát. Ngoài ra, những bất ổn trong xung đột Nga - Ukraine, chuỗi cung ứng và giá dầu hay việc Trung Quốc phong tỏa chống lại dịch COVID-19 cũng đều là những sự kiện gây ảnh hưởng đến Bitcoin.

Ảnh hưởng từ UST

TerraUSD (UST) là một token được thiết kế để luôn có giá trị 1 USD, thế nhưng việc UST đã giảm còn dưới 70 xu vào đầu tuần này cũng khiến Bitcoin bị ảnh hưởng.

Để bảo chứng tỷ giá UST, Luna Foundation Guard (LFG) đã phát hành thêm UST và bán Bitcoin trong quỹ dự trữ ra thị trường nhằm bình ổn giá. Tuy nhiên, việc LFG bán một lượng lớn Bitcoin lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên đồng mã hóa này. Một chuyện gia nhận xét rằng: "Hành động đó có thể đặt áp lực lên Bitcoin và kéo theo cả thị trường đi xuống".

Mặc dù đồng Bitcoin về dưới mốc 30.000 USD nhưng giá đã ngay lập tức được điều chỉnh sau khi có nhiều người tranh thủ "bắt đáy". Họ tin rằng những biến động này chỉ là tạm thời và Bitcoin vẫn sẽ trở lại đà tăng trưởng theo chu kỳ quen thuộc như suốt thập niên qua.

Những quy định khắt khe và sự bảo mật của tiền mã hóa

Có không ít nhà đầu tư đang theo dõi động thái của các nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay Đức khi mà chính phủ các nước này bắt đầu tìm cách kiểm soát tiền mã hóa. Không những thế, tiền mã hóa còn tiếp tục chao đảo vì hàng loạt vụ tấn công của các hacker. Những vụ việc như thế đã làm mất niềm tin của không ít nhà đầu tư vào tiền mã hóa, dẫn đến những khách hàng tiềm năng chần chừ khi tham gia vào thị trường.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trường Nguyễn

Tin mới nhất