Phim Ảnh

Khóc cạn nước mắt khi Quang Anh trầm cảm đến mức tự tử trong 'Hãy nói lời yêu': Đau nhưng rất đời

Xuyến Chi
Chia sẻ

Một tập phim đẫm nước mắt khi khán giả phải nói lời tạm biệt với nhân vật Minh (Quang Anh) trong "Hãy nói lời yêu" khi cậu ấy chọn cách tự tử đế kết thúc nỗi đau trong mình.

Tập 21 bộ phim truyền hình Việt Nam Hãy nói lời yêu mang đến cho người xem một nỗi đau quá lớn khi Minh (Quang Anh) đã mãi mãi ra đi. Từ đầu phim Minh xuất hiện không quá nhiều, Minh ít nói trầm tính và không mấy khi thể hiện cảm xúc của mình. Dù không nói ra nhưng Minh đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực, từ việc chứng kiến bố mẹ cãi nhau rồi bố dọn ra sống riêng, Minh sống với bà Hoài (Cao Nguyệt Hằng) trong sự ép buộc, o ép, cấm cản.

Sau khi bị chồng phản bội bà Hoài càng gặp nhiều vấn đề về tâm lý khiến bà ta càng trở nên khó kiểm soát mình. Bản chất là một người sĩ diện hão, luôn muốn người khác tự hào ngưỡng mộ về gia đình mình, con cái mình nên bà Hoài càng đẩy con trai của mình vào chỗ chết. Nằng nặc muốn con trai phải đạt giải nhất trong cuộc thi học sinh giỏi nhưng Minh không làm được thì bà Hoài liên tục trì triết, chửi rủa, lăng mạ chính con đẻ mình vì làm bà ta xấu hổ.

Rồi bà ta tiếp tục ép con trai phải thi vào trường Đại học Y với số điểm cao nhất dù Minh đã nói rằng cậu ấy không thích vào trường đó, muốn được sống với đúng đam mê của mình. Nhưng không bà Hoài không cho con sự lựa chọn, bắt buộc Minh phải đi theo đúng con đường mà mẹ muốn chỉ vì hai chữ "bộ mặt" của gia đình. Bà Hoài đặt quá nhiều kì vọng và áp lực lên một đứa trẻ tuổi 17, bắt con học hàng chục cuốn sách mỗi ngày, ép con ăn nhưng một đứa bé, kè kè bên con học khiến Minh ngột ngạt, kiểm soát mọi hành động của con trai.

Chỉ cần Minh làm trái ý mẹ một điều gì đó thì bà ta sẽ la mắng, buông những lời nặng nề với chính con mình. Đỉnh điểm cao trao của bi kịch đẩy lên khi bà Hoài gắn camera và nhốt Minh trong phòng. Nếu Minh không sống cùng bà Hoài sẽ đòi tự tử, vì thương mẹ nên Minh đành chấp nhận nghe theo. Từ đó những nỗi đau, những tổn thương cứ thế đè nén trong đầu Minh khiến cậu ấy mắc căn bệnh trầm cảm.

Sống trong sự o ép của mẹ đã quá mệt mỏi nhưng khi Minh tìm đến bố hay chị gái thì mọi người lại chưa dành sự quan tâm cho cậu ấy để hiểu Minh đang cần gì, muốn gì, cảm thấy như thế nào. Bố thì luôn có những lý do để hủy những cuộc hẹn đi chơi với Minh càng khiến Minh cảm thấy dư thừa. Minh luôn mang cảm giác là kẻ dư thừa, bất tài, vô dụng.

Cuối cùng để chấm dứt tất cả những nỗi đau này, Minh đã lựa chọn cách tự tử sau thời gian đau khổ và mệt mỏi vì căn bệnh trầm cảm. Khi bà Hoài phát hiện ra thì đã quá muộn màng, cậu con trai mà bà đặt hết hi vọng vào đã không còn trên đời này nữa. Bà Hoài vật vã đau khổ, hối hận nhưng đã không kịp, ông Tín ngồi ôm kỉ vật gắn liền với ông và con trai còn My thẫn thờ tuyệt vọng trước cái chết của em trai. Một không khí tang thương u ám bao trùm căn nhà từng mang rất nhiều tiếng cười và hạnh phúc.

Một tập phim đã khiến khán giả khóc cạn nước mắt cùng nhân vật và tìm thấy nhiều sự đồng cảm ở trong đó. Ngoài kia không thiếu những câu chuyện giống như gia đình bà Hoài, sự khác biệt thế hệ, khác biệt trong suy nghĩ, những ảo vọng của cha mẹ vô hình chung đẩy con cái của mình vào ngõ cụt.

Dưới đây là những phản hồi của người xem về tập phim tối qua:

Biên kịch hoàn toàn có thể xây dựng một kết thúc khác cho nhân vật Minh để cậu ấy được sống tiếp nhưng có lẽ cái kết buồn của Minh mới là đời thực. Đây sẽ là lời cảnh tỉnh, là bài học dành cho các ông bố bà mẹ ở ngoài kia hãy thay đổi cách giáo dục con cái, lắng nghe con cái của mình nhiều hơn và hãy để chúng sống đúng với con người thật của mình.

Chia sẻ

Bài viết

Xuyến Chi

Tin mới nhất