Phim Ảnh

Review 'Người vợ ba': Tác phẩm điện ảnh Việt Nam được giải thưởng tại LHP Toronto 2018

Anh Anh
Chia sẻ

''Người vợ ba'' là bộ phim điện ảnh nói về một cô bé 14 tuổi trở thành vợ lẽ của một địa chủ giàu có vào thế kỷ 19 ở Việt Nam. Tại Liên hoan phim Quốc tế Toronto 2018, phim nhận được giải thưởng Phim xuất sắc nhất châu Á.

Review phim Người vợ ba.

Dự án điện ảnh đầu tay của nữ đạo diễn Nguyễn Phương Anh (Ash Mayfair) là một hành trình khám phá những khát vọng cháy bỏng của người phụ nữ bị đè nén trong xã hội phong kiến Việt Nam tầm cuối thế kỷ 19 - tuy rực rỡ huy hoàng nhưng cũng lại đau khổ khôn nguôi. Hãy cùng SAOstar review phim Người vợ ba.

Mạch phim theo chân Mây (Nguyễn Phương Trà My)- một cô bé 14 tuổi bị sắp đặt gả vào nhà ông Hùng (Lê Vũ Long)- một người địa chủ hơn cô nhiều tuổi để làm vợ ba.

Người vợ ba được đánh giá là một bộ phim nghệ thuật ‘’làm mê đắm lòng người’’ với sự cộng tác của hai vợ chồng đạo diễn Trần Anh Hùng (đóng vai trò cố vấn nghệ thuật của phim) và Trần Nữ Yên Khê (diễn viên đảm nhận một trong những nhân vật chính).Tuy vậy, Nguyễn Phương Anh vẫn làm tròn trách nhiệm của bản thân. Cô không hề bị lấn át bởi hai người cộng sự tài năng và vẫn thể hiện thành công phong cách chính kịch đầy tinh tế và nhạy cảm của riêng mình. Với lần công chiếu đầu tiên diễn ra tại Liên Hoan Phim Toronto. Người Vợ Ba là câu chuyện về sự độc lập của người phụ nữ, được truyền tải đến khán giả với một phong cách nghệ thuật đầy mê hoặc, hứa hẹn một tương lai tươi sáng của tác phẩm này ở các Liên Hoan Phim.

Được lấy cảm hứng từ chính lịch sử gia đình của đạo diễn, những sự kiện trong Người Vợ Ba xảy ra ở vùng nông thôn Ninh Bình cuối thế kỷ 19. Cả bộ phim có bầu không gian o hẹp đến nghẹt thở, làm cho người xem vô hình chung cảm thấy một sự bức bối không tưởng. Đầu phim là cảnh nghi lễ cưới hỏi linh đình nhưng không có lấy một lời thoại khi Mây vừa đến nhà ông Hùng. Mây nhanh chóng nhận ra rằng chỉ có việc sinh con trai mới có thể đảm bảo được vị trí của cô trong căn nhà này. Được chồng yêu thương nên chỉ một thời gian sau, cô đã mang thai. Mây bắt đầu học lễ giáo, thậm chí là tìm hiểu về các vấn đề tình dục từ người vợ cả là (Trần Nữ Yên Khê) và vợ hai là Xuân (Maya). Cuộc sống tưởng chừng như yên bình cho đến một ngày biến cố ập đến. Mây vô tình phát hiện một mối quan hệ vụng trộm, và nhiều điều không hay cho gia đình bắt đầu xảy ra.

Quá trình biến đổi tâm lý của Mây đòi hỏi một sự trưởng thành quá nhanh chóng, từ một đứa trẻ ngây thơ đến một người vợ, một người tình, và sau cùng là một người mẹ có trách nhiệm với con cái trong thời lượng 96 phút không quá dài của bộ phim. Những đòi hỏi và hệ quả của cuộc hôn nhân sắp đặt này cũng chính là yếu tố ám chỉ đến những trắc trở đương thời đối với người phụ nữ nói chung, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.

Tình cảnh của Mây cũng rất giống với Tuyết  vợ mới cưới của con trai cả ông Hùng (Nguyễn Thanh Tâm). Hắn say mê Xuân nên chẳng thèm đoái hoài gì đến cô.

Dàn diễn viên nữ trung tâm của bộ phim không chỉ dừng lại ở mức hoàn thành tốt nhân vật của mình mà còn gây thương nhớ cho khán giả bởi mức độ ám ảnh và ma mị. Nữ diễn viên Trà My đảm nhận vai Mây đã tận dụng đôi mắt to biết nói của mình để truyền tải các cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Bên cạnh đó, nhân vật vợ cả Hà do Trần Nữ Yên Khê đảm nhận tuy không có quá nhiều đất diễn nhưng vẫn đủ sức gây ấn tượng với khán giả rằng: cô mới là người phụ nữ nắm thứ bậc cao nhất trong cái gia đình phong kiến này. Không thể không nhắc đến thần thái hết sức yêu kiều và quyến rũ của Maya trong vai vợ hai Xuân- một người phụ nữ luôn tìm kiếm sự giải thoát và tự do bằng những cuộc hẹn hò bị cấm đoán.

Ở mảng quay phim, Chananun Chotrungroj nhận được nhiều lời khen về cách thức sử dụng ánh sáng tự nhiên vô cùng khéo léo trong những phân cảnh cuộc sống đời thường hay đối với các nghi lễ, ví dụ như cảnh xoa bóp cơ thể, cảnh chuẩn bị những đĩa thức ăn, cảnh đám tang trên sông,…

Bầu không khí chậm chạp, yên bình của bộ phim được thể hiện qua những thước phim với gam màu nhã nhặn, dịu dàng. Chỉ đến khi Mây thực sự thấu được những tủi nhục và hạn chế của người phụ nữ ở xã hội phong kiến, mạch phim mới trở nên gay gắt và dồn dập hơn.

Ngoài ra, phần nhạc nền sử dụng chủ yếu nhạc cụ dây của Tôn Thất An đã góp phần không nhỏ trong việc truyền tải bản sắc của phim. Tất cả những yếu tố trên đã đan xen và hòa quyện vào nhau để khắc họa nên một gia đình địa chủ phong kiến bên ngoài hào nhoáng nhưng lại đang âm thầm mọt ruỗng từ bên trong.

Trailer phim “Người vợ ba”.

Phim truyện điện ảnh đầu tay của Nguyễn Phương Anh hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho điện ảnh Việt Nam và thế giới. Ở LHP Toronto, Người vợ ba đã nhận được giải phim truyện điện ảnh châu Á xuất sắc nhất (NETPAC Award For World or International Asian Premiere). Bên cạnh đó, vào cuối tháng 9 này, bộ phim cũng sẽ được tham gia tranh giải tại LHP Quốc tế Saint Sebastien tại đất nước Tây Ban Nha.

Chia sẻ

Bài viết

Anh Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất