Phim Ảnh

Review Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic

Tôn Nghệ Trân
Chia sẻ

Kẻ Ẩn Danh đáp ứng tính giải trí với sự đầu tư bài bản về hành động và kỹ xảo, song chưa thuyết phục về nội dung.

*Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim

Kẻ Ẩn Danh là tựa phim Việt tiếp theo gia nhập đường đua điện ảnh năm 2023. Đây cũng là phim thuộc thể loại hành động hiếm hoi trở lại rạp, sau thời gian thị trường bị thống lĩnh bởi các bom tấn nước ngoài. Phim được cầm trịch và chấp bút bởi đạo diễn Trần Trọng Dần (Dan Trần). 

Có thể nói, đã rất lâu rồi điện ảnh Việt mới có một tựa phim hành động đạt đến độ mãn nhãn như Kẻ Ẩn Danh, nhưng những điểm trừ ở phần kịch bản khiến phim chưa thuyết phục được đại đa số khán giả.

PHIM HÀNH ĐỘNG LỒNG GHÉP VĂN HÓA DÂN TỘC

Kẻ Ẩn Danh thuộc thể loại hành động - gia đình xen yếu tố hài hước. Phim dài 93 phút, được gắn nhãn T18 (phổ biến cho người xem từ 18 tuổi trở lên), với các phân cảnh bạo lực, căng thẳng kéo dài. Câu chuyện phim xoay quanh Lâm (Kiều Minh Tuấn) - người đàn ông có quá khứ bí ẩn. Hiện Lâm đang làm công việc tự do, tận hưởng cuộc sống yên bình cùng Hạnh (Vân Trang) và Hiền (Mai Cát Vi) - con riêng của vợ. 

Một ngày nọ, biến cố ập đến cả gia đình Lâm, khi Hiền rơi vào tay kẻ xấu. Sau 20 năm quy ẩn giang hồ, Lâm bất đắc dĩ phải tái xuất vì an nguy của những người thân yêu. Trong hành trình của Lâm, nhiều thế lực đã xuất hiện, kéo theo vô vàn hiểm nguy chực chờ.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 1
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 2
Lâm - người đàn ông có cuộc sống lương thiện, sau 20 năm quy ẩn giang hồ.

Điểm cộng lớn nhất của phim nằm ở yếu tố hành động, trong đó, các cảnh cận chiến được thực hiện đẹp mắt, dứt khoát. Nhờ đó, dự án đáp ứng tốt yếu tố giải trí, đủ để níu chân khán giả đến rạp, nhất là những ai đặc biệt yêu thích thể loại này. 

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 3
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 4
Bối cảnh phim trải dài từ thành thị đến sông nước.

Bối cảnh phim đa dạng, các màn đối đầu được thực hiện ở khắp nơi như: trong nhà, ngoài chợ, trên boong tàu giữa biển, hay trong các không gian hẹp,... Điều này giúp người xem không nhàm chán, tránh việc “bội thực” khi cảnh hành động xuất hiện liên tục.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 5
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 6
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 7
Các trận đánh trong Bảo tàng nghệ thuật.

Một điểm cộng tiếp theo trong phim là việc lồng ghép yếu tố văn hóa vào trận đánh ở Bảo tàng nghệ thuật. Mỗi cửa ải tương ứng với một không gian văn hóa riêng biệt, phần hình ảnh được sắp xếp đẹp mắt. Sự sáng tạo này là một điểm sáng, song cũng gây tiếc nuối, bởi câu chuyện đằng sau các căn phòng nghệ thuật nói trên chưa được lý giải một cách cặn kẽ.

KỊCH BẢN CHƯA THUYẾT PHỤC

Nhìn chung, màn chào sân của đạo diễn Dan Trần thỏa mong đợi của các tín đồ yêu hành động, song phần kịch bản vẫn còn tồn đọng nhiều điểm trừ. Mạch phim nhanh ngay từ những phút đầu, các cảnh chém, giết diễn ra liên tục, không có nhiều khoảng lặng để cân bằng lại cảm xúc của người xem. 

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 8
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 9

Câu chuyện cha đi tìm con không quá mới mẻ, nói đúng ra là quá quen thuộc trong thị trường phim Việt và cả quốc tế. Kịch bản khá dễ đoán, đôi chỗ thiếu tính logic. Các mảng miếng hài trong phim không quá đặc sắc, chỉ một số ít trong đó có tác dụng gây cười cho người xem.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 10
Các yếu tố hài trong phim không đủ đô để gây cười.

Phim khá chóng vánh khi gói gọn trong 93 phút, giá như thời lượng kéo dài hơn, tập trung giới thiệu rõ hơn về câu chuyện của các nhân vật thì sẽ rất hoàn hảo. Đặc biệt, nhiều nhân vật xuất hiện nhưng không được khai thác đến nơi đến chốn dễ gây khó hiểu cho người xem. Kết phim hợp lý, còn nhiều chi tiết có thể mở rộng nếu phim sản xuất tiếp phần 2.

Thông điệp của phim được cài cắm rõ nét, đó chính là tình cảm gia đình, tình huynh đệ, tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, câu chuyện về tình phụ tử trong phim cũng lấy đi nước mắt của khán giả.

DÀN CAST TRÒN VAI, KIỀU MINH TUẤN LÀ ĐIỂM SÁNG

Kẻ Ẩn Danh sở hữu dàn cast bảo chứng về diễn xuất, từ Kiều Minh Tuấn đến Vân Trang, Quốc Trường, Mạc Văn Khoa,... đều tròn vai, nhưng chưa thực sự ấn tượng. Đài từ của dàn diễn viên, đặc biệt là nam chính Kiều Minh Tuấn hay, giàu cảm xúc. Tuy nhiên, việc đất diễn bị chia nhỏ, khiến dàn cast (trừ nam chính) không có quá nhiều cơ hội thể hiện, đồng thời chưa để lại nhiều phân cảnh để đời.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 11
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 12

Với Kiều Minh Tuấn, vai diễn lần này thể hiện sự “lột xác” của anh sau Em Chưa 18, Chìa Khóa Trăm Tỷ, Duyên Ma,... Không chỉ mang đến màn võ thuật đẹp mắt, nam diễn viên còn chạm đến cảm xúc của người xem qua các phân cảnh nặng tâm lý. Bên cạnh đó, nam diễn viên còn thể hiện năng lực diễn xuất thông qua ánh mắt. Màn kết hợp giữa anh và Vân Trang khá ăn ý, bùng nổ phản ứng hóa học.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 13
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 14
Phản ứng hóa học giữa Kiều Minh Tuấn, Vân Trang và Mai Cát Vi khá tốt.

Về phần Mạc Văn Khoa, vai diễn lần này của anh không quá khác biệt so với vai Khoa trong Siêu Lừa Gặp Siêu Lầy. Nét diễn của anh thiên nhiều về bản năng, với những màn quăng miếng chưa thực sự thuyết phục. Nhìn chung, Mạc Văn Khoa đã tiết chế hơn về mặt cảm xúc so với những màn thể hiện trong quá khứ.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 15
Mạc Văn Khoa.
[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 16
Quốc Trường.

Ở dự án này, “nam thần phản diện” Quốc Trường gây bất ngờ khi thể hiện một số phân cảnh hành động, chém giết nặng đô. Được biết, hành động không phải là sở trường của Quốc Trường, song anh vẫn thể hiện chúng một cách tròn trịa, không “lép vế” khi đối diễn với nam chính. Bên cạnh đó, dàn diễn viên còn lại như Vân Trang, Lý Hạo Mạnh Quỳnh, Mai Cát Vi cũng khắc họa tốt hình tượng nhân vật của mình.

[Review] Kẻ Ẩn Danh: Hành động mãn nhãn nhưng kịch bản dễ đoán, thiếu logic Ảnh 17
Lý Hạo Mạnh Quỳnh tái xuất sau Nhà Bà Nữ.

Tóm lại, Kẻ Ẩn Danh đáng xem đối với những ai muốn tìm kiếm một tựa phim hành động, giải trí đơn thuần. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một bộ phim ấn tượng, với điểm trừ chí mạng ở khâu xây dựng kịch bản. Hi vọng, ê-kíp sẽ lắng nghe những góp ý của khán giả, xây dựng cốt truyện thuyết phục hơn nếu có ý định sản xuất phần phim tiếp theo.

Xem thêm tại: 

Trường Giang, Anh Tú và dàn sao đổ bộ thảm đỏ Kẻ Ẩn Danh của Kiều Minh Tuấn

Phản ứng của Kiều Minh Tuấn trước biệt danh 'đả nam' và bị so với HIEUTHUHAI

Mạc Văn Khoa: Vai diễn giống nhau là chuyện bình thường

Chia sẻ

Bài viết

Tôn Nghệ Trân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất