Phim Ảnh

Nhân vật trẻ em trong phim kinh dị Hàn: Đến bao giờ mới được 'thoát xác'?

Thu Hà
Chia sẻ

Xuất hiện nhiều trong các phim kinh dị xứ Kim chi, nhưng dường như các cô bé cậu bé diễn viên nhí không có được bản sắc rõ ràng hay cá tính nổi bật.

Sau hơn 1 tháng công chiếu ồn ào, bom tấn Hàn Quốc Chuyến tàu sinh tử (Train to Busan) sắp sửa khép lại một cách rất thành công. Nhân vật cô bé Soo An trong bộ phim, qua sự thủ vai của diễn viên nhí Kim Soo An, đã để lại nhiều ấn tượng, cũng như nhiều thắc mắc trong lòng khán giả. Có thể nói, trẻ em ngày càng có nhiều đất diễn trong phim kinh dị nhưng nhân vật của các em vẫn bị gò bó trong những khuôn phép vô hình.

Trẻ em xuất hiện trong phim kinh dị từ rất sớm…

Phải “ngoan” một cách không thật

Kim Soo An, sinh năm 2006, tuy đã tham gia trên 10 bộ phim điện ảnh nhưng vẫn còn là gương mặt khá mới với khán giả Việt Nam. Diễn viên nhí thủ vai Soo An xuất hiện có phần gây thất vọng cho khán giả bởi ngoại hình không nổi bật, gương mặt nghèo biểu cảm lại có phần già hơn tuổi. Khi mới nghe em nói chuyện điện thoại với mẹ, không ai không mong chờ một cô bé tóc dài da trắng bụ bẫm đáng yêu. Nhưng đến khi cô bé chui ra khỏi chăn, ai nấy đành tự bảo nhau “chắc nó diễn hay lắm”, “chọn diễn viên khéo, giống bố thật”.

Soo An cùng các tiền bối trong đoàn làm phim ở thảm đỏ Cannes.

Soo An cùng các tiền bối trong đoàn làm phim ở thảm đỏ Cannes.

Thậm chí, nếu em xuất hiện trên poster phim với gương mặt lạnh lùng đó, khán giả có thể sẽ liên tưởng đến bao nhiêu nhân vật trẻ em trong phim kinh dị khác, chậm chạp, tò mò, nghịch dại, là nguyên nhân của 90% các rắc rối liên quan đến ma quỷ. Nhân vật Soo An phần nào được xây dựng theo mô típ đó, tò mò nhưng không nhanh nhẹn, tốt bụng nhưng không hợp lý. Khán giả có thể không đồng tình với cách sống vị kỷ, thực dụng của người cha, nhưng lại thấy rất chân thực và dễ hiểu, họ tự nhủ “nếu là tôi, tôi cũng sẽ làm như vậy”. Với Soo An, có thể khâm phục sự tốt bụng và trong sáng của em khi nhường ghế cho người cao tuổi, khi giục bố mở cửa cho hai vợ chồng, nhưng vẫn thấy có điều gì đó không thật. Nói cách khác, đa số khán giả không tìm thấy bản thân mình trong Soo An.

train-to-busan

Dễ hiểu khi nhà sản xuất muốn xây dựng một nhân vật nhí có tính giáo dục theo kiểu “con nhà người ta” để các mẹ bỉm sữa mang theo con mình vào rạp (nếu được) phải trầm trồ thán phục: “Con xem chị kìa, chị ngoan chưa kìa, chị nhường ghế cho bà kìa”. Nhưng nếu họ phóng khoáng cho Soo An một chút ngỗ nghịch, một chút hài hước thì nhân vật sẽ có sức thuyết phục hơn rất nhiều.

Thậm chí sự ngoan ngoãn, trong sáng của em còn được làm quá đến mức chậm chạp, thụ động.

Mãi “làm nền” cho người lớn

10 năm tuổi đời, 5 năm tuổi nghề với 12 bộ phim điện ảnh, có thể nói Kim Soo An còn có kinh nghiệm hơn hàng loạt các chị So Hee (nhóm Wondergirls). Nhưng rõ ràng màn trình diễn của em, với việc giữ nguyên một biểu cảm suốt 90% thời lượng phim, là hoàn toàn không tương xứng với kinh nghiệm của bản thân em, cũng như kì vọng của khán giả. Sẽ hợp lý hơn nếu Soo An là một cô bé, hài hước, thi thoảng châm chọc sự thực dụng của bố. Có thể hiểu, nhà sản xuất muốn tạo ra một cô bé thật hiền lành, tốt bụng, thật trong sáng. Nhưng tất cả những điều đó không phải là cá tính của em, mà chỉ là bàn đạp để bố em thay đổi. Nói cách khác, hết phim, người ta chỉ nhớ, chỉ bàn tán về ông bố đẹp trai, vì con mà hi sinh, vì con mà sống bớt thực dụng, chứ không ai nhớ em, cô bé Soo An tốt bụng và trong sáng.

busan1

Cũng như nhân vật Park Min Ha trong một bom tấn kinh dị về đề tài dịch bệnh khác là Flu (Đại dịch cúm - 2013). Phần lớn thời lượng của phim, em mắc bệnh, chỉ ôm chặt lấy mẹ và chỉ gây ấn tượng ở đoạn kết khi em dũng cảm đứng trong tầm bắn của quân đội để gào lên “Đừng bắn mẹ cháu”. Nhưng khán giả cũng chỉ có thể nhớ đến em ở chi tiết đó, còn ấn tượng đọng lại trong đầu họ sau khi rời phòng chiếu là người mẹ bác sĩ dũng cảm hết lòng vì con, là chú lính cứu hộ vị tha quên mình, một điều khá bất công với các em.

flu

Bé Park Min Ha trong phim Đại dịch Cúm (2013)

Phải lạm dụng nước mắt

Đặc trưng của các bộ phim châu Á là sự tôn vinh tình cảm gia đình mà để làm được điều đó, không thể không có sự chia li vì nước mắt. Có lẽ ai đi xem Chuyến tàu sinh tử cũng không thể cầm được nước mắt trước hình ảnh hai người cha hi sinh bản thân mình vì con, đặc biệt là khi cô bé Soo An gào khóc thảm thiết lúc cha mình qua đời. Có một chút đáng buồn cho Soo An là em chỉ được nhớ đến nhờ cảnh khóc, cũng giống như Park Min Ha trong phim Đại dịch Cúm.

train-to-busan-1

Nếu như đặc trưng của trẻ em trong phim kinh dị phương Tây là “tò mò, nghịch dại” thì thế mạnh của nhân vật nhí trong phim châu Á là khóc rất giỏi và rất thật. Thế nhưng với những khán giả khó tính, điều họ kỳ vọng ở các em là những hành động thông minh đột xuất, những pha xử lý quyết đoán khi các bậc cha mẹ còn mảnh tính toán thiệt hơn. Những điều đó ghi điểm trong lòng khán giả nhiều hơn là nước mắt. Dù ai cũng dễ bị lay động bởi hình ảnh một đứa trẻ khóc, nhưng họ luôn muốn con cái mình thông minh và nhanh nhẹn, nhiều hơn là chỉ biết khóc nhè.

conjuring

Phim kinh dị The Conjuring 2 rất thành công trong mùa hè năm nay với nhân vật chính là một cô bé.

Khi nào thì trẻ em mới được quyền có cá tính?

Các nhân vật nhí trong điện ảnh châu Á được gây dựng để làm “con của bố mẹ”, nhiều hơn là đóng vai chính mình. Đó là lí do mà các em không được có cá tính, hoặc nếu có, cũng chỉ để thay đổi, hoặc củng cố cá tính của bố mẹ. Kết thúc phim, điều đọng lại trong lòng khán giả là “con bé con của anh nhân vật chính” chứ không phải “cô bé Soo An”. Điều dễ hiểu là phim kinh dị đòi hỏi khả năng diễn xuất nhiều hơn phim hài/phim hành động vì thế các diễn viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm sẽ có nhiều đất diễn hơn. Thế nhưng chúng ta vẫn chờ đợi một tác phẩm mà các diễn viên nhí có thể phát huy được hết năng lực của mình và gây được ấn tượng trong lòng khán giả không thua kém gì những nghệ sĩ nổi tiếng.

Chia sẻ

Bài viết

Thu Hà

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất