Phim Ảnh

Ngô Thanh Vân: Nhà sản xuất đề cao tinh thần dân tộc qua từng bộ phim

Phương Thảo
Chia sẻ

Không chỉ nỗ lực ở diễn xuất và chạm đỉnh vinh quang trong sự nghiệp đóng phim, "đả nữ" Ngô Thanh Vân còn thể hiện là một nhà sản xuất tận tâm, đầy hoài bão, đang từng bước góp phần phát triển nền điện ảnh nước nhà.

Ngô Thanh Vân được xem là một trong những nữ diễn viên thực lực hàng đầu Việt Nam, không chỉ gây tiếng vang nhờ các vai diễn ở phim Việt, người đẹp sinh năm 1979 còn góp mặt vào một số bom tấn Hollywood, trở thành niềm tự hào đối với khán giả Việt. Chạm đến đỉnh cao sự nghiệp diễn xuất, người phụ nữ đầy hoài bão và tâm huyết với nghề quyết định lùi lại đằng sau, thực hiện các tác phẩm điện ảnh trên tư cách nhà sản xuất và gặt hái thành công nhất định.

“Ngày nảy ngày nay” - Viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp sản xuất phim của Ngô Thanh Vân

Năm 2005, bộ phim điện ảnh Ngày nảy ngày nay là tác phẩm đầu tiên Ngô Thanh Vân tham gia với vai trò nhà sản xuất. Thời điểm ấy, tên tuổi cô được gắn danh hiệu “đả nữ” hàng đầu Việt Nam nhờ hàng loạt vai diễn ấn tượng ở các phim hành động như Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng, Biệt đội ưng biển, Lửa Phật,… Chính vì vậy, sự góp mặt của người đẹp sinh năm 1979 trong tư cách diễn viên, nhà sản xuất giúp Ngày nảy ngày nay nhận kì vọng lớn từ khán giả.

Trailer “Ngày nảy ngày nay”.

Bộ phim Ngày nảy ngày nay thuộc thể loại phim hài, tình cảm, xuyên không, xoay quanh chuyến hành trình gian nan nhưng không kém phần hài hước của hai nàng tiên - do Ngô Thanh Vân và Lê Khánh đảm nhận - xuống trần gian làm nhiệm vụ. Chính hành trình trải nghiệm làm con người dưới trần thế giúp hai nàng tiên hiểu được tình người, tình yêu và những điều chốn nhân gian khác xa nơi họ từng sống. Tác phẩm điện ảnh nhận đánh giá cao nhờ phần hình bắt mắt, kĩ xảo được đầu tư chỉn chu, kỳ công.

Ngay từ bộ phim đầu tiên tham gia với vai trò nhà sản xuất, Ngô Thanh Vân đã thể hiện sự trân trọng giá trị truyền thống dân tộc, phim thấm đẫm hơi thở cổ tích, làm say mê khán giả mọi độ tuổi. Đặc biệt, tác phẩm quy tụ những gương mặt kỳ cựu như NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, Phi Phụng, Kiều Mai Lý. Để dàn nghệ sĩ gạo cội xuất hiện trong Ngày nảy ngày nay, “đả nữ” tốn không ít thời gian, công sức. Theo nữ diễn viên chia sẻ, từ lâu, cô đã ấp ủ ước mong sẽ thực hiện bộ phim với sự góp mặt của các tên tuổi này, từ đó, giúp người xem tìm về tuổi thơ, cũng như thưởng thức trọn vẹn bộ phim.

Tinh thần dân tộc thấm đượm trong từng tác phẩm

Sau thành công từ Ngày nảy ngày nay, Ngô Thanh Vân tiếp tục phong cách làm phim từ chất liệu là văn hóa dân gian, cụ thể, “đả nữ” sản xuất tác phẩm Tấm Cám: Chuyện chưa kể. Xây dựng và phát triển một bộ phim điện ảnh từ câu chuyện cổ tích mà mỗi người con đất Việt đều nằm lòng, dự án nhanh chóng trở thành tâm điểm quan tâm của truyền thông, dư luận. Cũng thông qua đây, Ngô Thanh Vân bước đầu khẳng định thái độ nghiêm túc, sự chỉn chu trên con đường thực hiện phim đậm màu sắc Việt Nam, tạo nền tảng cho các dự án phim về sau…

Trailer “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.

Ngô Thanh Vân trong phim.

Tác phẩm tiếp theo là Cô Ba Sài Gòn - bộ phim mượn câu chuyện về bà Thanh Mai - chủ tiệm may áo dài nổi tiếng Thanh Nữ và con gái Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc thủ vai) để tôn lên giá trị trang phục truyền thống dân tộc, cũng như những điều thuộc về gốc rễ, nguồn cội. Giống như Tấm Cám: Chuyện chưa kể, phim Cô Ba Sài Gòn được đầu tư chỉn chu từ kịch bản, diễn xuất, cho đến bối cảnh, trang phục diễn viên.

Trailer “Cô Ba Sài Gòn”.

Bản thân Ngô Thanh Vân khẳng định Cô Ba Sài Gòn là tác phẩm điện ảnh đầu tiên do cô thực hiện mang tầm nhìn khai thác dòng phim giải trí lồng ghép thông điệp ý nghĩa đến khán giả. Đáng yêu, gần gũi, nhưng vẫn không quên truyền tải bài học nhân văn, Cô Ba Sài Gòn nhận sự ủng hộ từ người xem, và trở thành phim gây tiếng vang nửa cuối năm 2017.

Như vậy, từ Tấm Cám: Chuyện chưa kể và Cô Ba Sài Gòn, Ngô Thanh Vân khẳng định những điều xưa cũ, bình dị vẫn có thể lồng ghép đầy duyên dáng vào dòng phim giải trí, và tạo sức hút với khán giả. Thành công về nghệ thuật cũng như doanh thu của hai tác phẩm là cơ sở giúp người xem đặt kì vọng vào những bước tiến tiếp theo trên con đường tạo nên Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam.

Bên cạnh những phản hồi tích cực từ khán giả về Tám Cám: Chuyện chưa kểCô Ba Sài Gòn, hai dự án phim của Ngô Thanh Vân vướng phải một số lùm xùm không đáng có trong quá trình ra rạp, khiến người xem khó thưởng thức trọn vẹn tác phẩm. Tuy nhiên, thông qua đây, người đẹp sinh năm 1979 mạnh mẽ đứng lên, thể hiện sự tâm huyết cho nghề, cũng như thái độ làm việc nghiêm túc, nghiêm khắc với các hành vi vi phạm bản quyền.

Tham vọng tạo dựng Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam đầy tiềm năng

Không chỉ nỗ lực ở diễn xuất, Ngô Thanh Vân còn thể hiện là một nhà sản xuất tận tâm, đầy hoài bão. Nhận những vai diễn nhỏ trong các bộ phim Hollywood, cô mong muốn được học hỏi kinh nghiệm làm nghề từ ekip sản xuất hùng hậu quốc tế. Không những thế, mới đây, “đả nữ” tiết lộ tham vọng tạo dựng Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam đầy tiềm năng thông qua kế hoạch, lộ trình phim được lên chi tiết, kỹ càng.

Mồng 1 Tết Nguyên đán năm 2018, Về quê ăn Tết do Jun Phạm tham gia đóng chính, cùng sự góp mặt của Trung Dân, Ngô Thanh Vân chính thức ra rạp. Tháng Năm năm 2018, Studio 68 tiếp tục công chiếu tác phẩm lấy đề tài cải lương - Song Lang. Ngô Thanh Vân còn gây chú ý bởi những cái tên hứa hẹn “gây bão” màn ảnh rộng Việt Nam năm 2018 như Hai Phượng, Bởi Sài Gòn nhiều nắng và đặc biệt là Trạng Tí: Thần đồng đất Việt - bộ phim mà “đả nữ” mong muốn trở thành sequel cho nhiều phần, ra mắt mỗi hè hoặc Tết cổ truyền hàng năm.

Với mục tiêu dài hạn trong vòng năm năm tiếp theo, Ngô Thanh Vân lên kế hoạch cho các bộ phim nhiều thể loại như fantasy, comedy, romantic,…, đặc biệt là tác phẩm điện ảnh khai thác từ truyện cổ tích như Thạch Sanh, Thánh Gióng, Thằng Bờm, Sơn Tinh Thủy Tinh, hay những cái tên quen thuộc ở tuổi thơ mỗi người: Ông Kẹ. Các câu chuyện trên sẽ được khai thác theo góc nhìn tương tự Tấm Cám: Chuyện chưa kể, thổi hơi thở mới vào truyện cổ tích mà mỗi người Việt đều nằm lòng…

Đặt chung các tác phẩm khai thác kịch bản thuần Việt vào một hệ thống tập trung, xuyên suốt, Ngô Thanh Vân làm bước tiến lớn trong sự nghiệp sản xuất phim của bản thân, cũng như đối với nền điện ảnh Việt Nam.

Tính từ thời điểm công bố lịch trình những dự án thuần Việt của “đả nữ” Ngô Thanh Vân, Về quê ăn Tết là bộ phim đầu tiên ra rạp, vào đúng dịp Tết Nguyên đán 2018. Phim cũng là tác phẩm duy nhất lấy đề tài Tết cổ truyền Việt Nam trong hàng loạt phim hài Việt công chiếu thời điểm này. Tác phẩm xoay quanh chuyến hành trình của lái xe Đậu Xanh (Ngô Thanh Vân thủ vai) và lơ xe Đậu Đỏ (Jun Phạm đảm nhận) trên con đường đưa các vị khách đặc biệt về nhà ăn Tết.

Trailer “Về quê ăn Tết”.

Đúng với tư tưởng làm phim mà nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đặt ra từ trước đó, Về quê ăn Tết mang đậm hơi thở Tết Cổ truyền Việt Nam, khắc họa khá trọn vẹn một Sài Gòn tất bật, ồn ào vào khoảng thời gian trước Tết, với các mảnh đời, nỗi niềm khác nhau dịp Tết đến Xuân về. Nhẹ nhàng nhưng thấm thía, phim chạm đến cảm xúc người xem bởi những câu chuyện rất thật, có người khao khát cái Tết êm ấm sum vầy bên người thân, có người lại tranh thủ dịp lễ tết vì số tiền lương thưởng, gác nỗi nhớ gia đình phía sau…

Trong không khí sum vầy ngày Tết, Về quê ăn Tết của “đả nữ” Ngô Thanh Vân càng trở nên ý nghĩa, mang nhiều giá trị hơn, nhất là khi bộ phim toát ra hơi thở dân tộc trong từng phân cảnh, ngay cả “đả nữ” cũng hi sinh hình tượng, hóa thân thành Đậu Xanh một cách bình dị, chân thật nhất. Mở đầu năm 2018 bằng Về quê ăn Tết, bộ phim giúp khán giả hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào những dự án tiếp theo trong Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam!

Chia sẻ

Bài viết

Phương Thảo

Tin mới nhất