Phim Ảnh

Mười vị công chúa nổi danh trong lịch sử Trung Hoa đời Đường thường được nhắc đến qua phim ảnh

Bảo Duyên
Chia sẻ

Dưới đây là danh sách mười vị công chúa nổi danh trong lịch sử Trung Hoa đời Đường do SAOstar sưu tập được. Hãy cùng xem họ là ai nhé!

Tại triều Đường kiến quốc kéo dài 289 năm, có 21 vị Hoàng đế đã sinh hạ ra vô số cô công chúa, những công chúa này có dung mạo đẹp tựa nghiêng nước nghiêng thành. Có người đanh đá điêu ngoa, nhưng cũng có người thấy tình đạt lý… Công chúa mặc dù nhiều nhưng những người thật sự đáng để được nhắc chỉ có mười vị. Hôm nay chúng ta cùng nhau xem thử họ là ai nhé!

10. Thăng Bình công chúa (升平公主)

Thăng Bình công chúa là con gái thứ tư của Đường Đại Tông. Trong thời đại của Đường Đại Tông đã đem Thăng Bình công chúa gã cho con trai của đại tướng Quách Tử Nghi là Quách Ái. Với những bạn xem qua nhiều phim truyền hình hay bộ phim Túy đả kim chi ắt hẳn sẽ biết nhân vật này, đều là những bộ phim được cải biên từ câu chuyện của Thăng Bình công chúa và Quách Ái.

9. Cao Dương công chúa (高阳公主)

Cao Dương công chúa là con gái của Đường Thái Tông, đến tuổi trưởng thành Cao Dương công chúa được Đường Thái Tông gả cho con trai của Tể tướng Phòng Huyền Linh là Phòng Di Ái, nhưng không ngờ vị công chúa này không biết phải trái đã qua lại với hòa thượng Biện Cơ. Chuyện đến tai Hoàng đế Đường Thái Tông, ông đã ra lệnh giết chết hòa thượng Biện Cơ. Từ đó, Cao Dương công chúa nảy sinh lòng oán hận với Hoàng đế Đường Thái Tông, nên khi Đường Thái Tông qua đời, nàng đã nhảy múa ăn mừng. Về sau, vì tham gia mưu phản mà bị Đường Cao Tông xử chết.

8. Văn Thành công chúa (文成公主)

Văn Thành công chúa trong lịch sử là cháu gái của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, vì để thiết lập mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Thổ Phiên mà Đường Thái Tông đã đem nàng gả cho Thổ Phiên Vương triều, trở thành Vương hậu thứ hai của Tán phổ Tùng Tán Cán Bố. Mối quan hệ giữa hai nước này cũng nhờ đó mà tốt đẹp gần hai trăm năm.

7. Thọ An công chúa (寿安公主)

Thọ An công chúa, tự Trùng Nương là con gái của hoàng đế Đường Huyền Tông - Lý Long Cơ. Bởi vì Thọ An công chúa sinh non, nên Đường Huyền Tông cho rằng đây là điều không may mắn, sẽ không mang đến đại cát đại lợi nên không hề sủng ái, yêu thương đứa con gái này, vì vậy vẫn luôn không hề phong nàng lên làm công chúa. Về sau, sau khi Đường Huyền Thông bị ép thoái vị trở thành Thái thượng hoàng, cũng chỉ có mình Thọ An công chúa bên cạnh chăm sóc tận tâm. Trước khi chết, Đường Huyền Tông nói với Đường Đại Tông, nhất định phải cho Thọ An công chúa một danh hiệu, từ đó Thọ An công chúa mới chính thức trở thành công chúa.

6. Nghi Thành công chúa (宜城公主)

Nghi Thành công chúa là con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển. Hôn nhân của vị công chúa này vô cùng bất hạnh, không ngờ nàng lại được gả cho một vị hoa hoa công tử. Chàng phò mã này thường ngày không có việc gì làm thì thích trêu hoa ghẹo cỏ, tư thông với tỳ nữ. Nghi Thành công chúa cũng không phải là người dễ ức hiếp, liền ra lệnh cắt đi tai, mũi của tỳ nữ đó. Nếu như không phải nhờ được người khác khuyên giải thì Nghi Thành công chúa cũng sớm đem phò mã của mình thiến thành thái giám rồi.

5. Thái Bình công chúa (太平公主)

Thái Bình công chúa là hoàng nữ của Đường Cao Tông Lý TrịVõ Tắc Thiên. Thái Bình công chúa rất có phong phạm của Võ Tắc Thiên, đa mưu, giỏi suy đoán, yêu thích sử dụng quyền thế nhưng cũng rất có nhãn quang về chính trị. Cũng chính vì thế mà Võ Tắc Thiên thường cùng nàng tham thảo chuyện Quốc gia đại sự. Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, Đường Trung Tông Lý Hiển phục vị, lấy thân phận là em gái, Thái Bình Công chúa với tư thế nữ cường nhân bước đến vũ đài lịch sử.

Đường Trung Tông là người tương đối nhu nhược, yếu đuối cũng chính là nguyên nhân làm cho Thái Bình công chúa chủ quyền thiên hạ. Nàng trước sau từng ba lần phát động chính biến: Lần thứ nhất là giết chết mẫu thân của sủng nam là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Lần thứ hai là cùng cháu Lý Long Cơ cùng nhau phát động Đường Long chính biến giết chết Vi hoàng hậu và lần thứ ba là tranh đấu với Lý Long Cơ. Không ngờ cuối cùng Thái Bình công chúa bị Lý Long Cơ đánh bại, ban cho cái chết và kết thúc một đời huy hoàng.

4. An Định công chúa (安定公主)

An Định công chúa là con gái của Đường Cao Tổ Lý Uyên, em gái của Đường Thái Tông. Đường Cao Tông Lý Trị là con trai của Đường Thái Tông, trong khi đó Võ Tắc Thiên là vợ của Đường Cao Tông nên gọi An Định công chúa là cô mẫu. Nhưng không ngờ về sau khi Võ Tắc Thiên xưng đế, An Định công chúa không biết xấu hố đã nhận Võ Tắc Thiên làm nghĩa mẫu.

Trong quá trình xưng đế, Võ Tắc Thiên có một sủng nam vô cùng dược sủng hạnh tên là Tiết Hoài Nghĩa, thực ra người đàn ông này là do An Định công chúa hiến tặng cho Võ Tắc Thiên.

 3. Thường Lạc công chúa (常乐公主)

Thường Lạc công chúa là em gái của Đường Thái Tông, cũng chính là cô mẫu của Đường Cao Tông. Do Đường Cao Tông đối với An Lạc công chúa vô cùng thương yêu nên đã dấy lên lòng đố kỳ trong người Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên lấy việc báo thù Thường Lạc công chúa mà bỏ đói con gái của Thường Lạc đến chết. Thường Lạc công chúa lại vì con gái báo thù, đã viết một bức thư tín đưa cho Việt Vương lúc bấy giờ đang dấy binh tạo phản. Có điều, sau này, binh bại Thường Lạc công chúa bị giết, Võ Tắc Thiên đã sửa đi tên họ của nàng thành “Hủy” (Hủy là một loại rắn độc thời cổ đại).

2. Bình Dương công chúa (平阳公主)

Bình Dương công chúa là con gái thứ ba của Đường Cao Tổ Lý Uyên, là người rất có mưu lược. Khi Lý Uyên vẫn chưa thể đạt được giang sớn của triều Tùy, nàng đã thống lĩnh đội Nương tử quân giúp cha công thành đoạt đất. Bình Dương công chúa cũng chính là vị công chúa duy nhất trợ giúp Hoàng đế kiến lập đại nghiệp thiên thu. Vì để biểu dương công lao của Bình Dương công chúa, sau khi nàng chết Lý Uyên đã phá lệ truy phong thị hiệu cho nàng.

1. An Lạc công chúa (安乐公主).

An Lạc công chúa là con gái của Đường Trung Tông Lý Hiển và Vi Hoàng hậu, được xưng là “Mỹ nhân đẹp nhất trong thiên hạ”, đến cả Tân Đường Thư cũng nói: “Xinh đẹp động thiên hạ”.

An Lạc công chúa có tên thật là Lý Khỏa Nhi, vì khi phụ thân nàng là Đường Trung Tông Lý Hiển bị Võ Tắc Thiên biếm truất (cách chức) đến vùng đất khác làm quan thì mẫu thân nàng hạ sinh trên đường. Vì điều kiện hoàn cảnh ven đường không được đầy đủ mọi thứ, nên Lý Hiển đành phải cởi bỏ y phục để bao bọc nàng và thế là cái tên “Khỏa Nhi” được ra đời. (Khỏa ý chỉ bao bọc, gói).

Cũng chính vì An Lạc công chúa được sinh ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, khổ cực nên Đường Trung Tông đối với An Lạc công chúa càng thêm yêu thương. Vì được cưng chiều đã làm cho An Lạc công chúa sinh hư, kiêu ngạo, vô pháp vô thiên. Không những công khai tham dự triều chính mà còn tự ý mua quan bán tước, tụ tập quan công đại thần ra vào phủ của mình. Trong triều, ngoại trừ Tể tướng ra thì đa số các quan cao đều là người của nàng.

Thái tử là người sẽ kế thừa vương vị vua cha sau này nên ai nấy đều lấy lòng nịnh bợ. Nhưng An Lạc công chúa không hề xem Thái tử Lý Trọng Tuấn ra “kilogram” nào cả. Thậm chí, An Lạc công chúa còn nhiều lần khuyên nhủ Đường Trung Tông lập mình làm Hoàng thái nữ với ý định muốn làm nữ Hoàng đế như Võ Tắc Thiên. Nếu như không phải được đại thần khuyên ngăn, thật không biết Đường Trung Tông hồ đồ này sẽ làm ra những chuyện gì.

Sau này, khi Đường Trung Tông qua đời, mẫu thân của An Lạc công chúa là Vi Hoàng hậu tạm thời khống chế triều chính, thậm chí muốn là Nữ hoàng đế thứ hai sau Võ Tắc Thiên, kết quả bị Thái Bình công chúa và Lý Long Cơ giết chết trong cuộc phát động “Đường Long chính biến”. An Lạc công chúa cũng vì thế mà liên lụy bị giết. Lúc chết nàng chỉ mới có 25 tuổi.

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Duyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất