Phim Ảnh

Giữa tranh cãi 'The Lion King' là phim hoạt hình chứ không phải live-action, nhà sản xuất kỹ xảo lên tiếng giải đáp

Theo Screenrant
Chia sẻ

Ngay từ khi công bố teaser đầu tiên, bên cạnh muôn vàn lời khen ngợi thì "The Lion King" (Vua sư tử) 2019 đã tạo ra luồng tranh cãi về việc phim có thực sự là phiên bản live-action, hay đơn thuần là phim hoạt hình sử dụng CGI 3D?

Bản remake 'kiệt tác' Lion King của Disney dự kiến phát hành vào năm 2019 liệu có nên gọi là live-action khi thực tế toàn bộ bộ phim đều sử dụng CGI? Trong những năm gần đây, có vẻ như Disney chỉ thật sự thành công với những phiên bản remake (live-action) các tác phẩm đã từng nổi tiếng trong quá khứ hơn là làm những bộ phim hoàn toàn mới. Lấy ví dụ đơn giản như A Wrinkle In Time The Nutcracker And Four Realms.

A Wrinkle In Time (2018).

The Nutcracker And Four Realms (2018).

Quay trở lại năm 2016, tác phẩm The Jungle Book của Jon Favreau đã nhận được cơn mưa lời khen từ khán giả và nhà phê bình vì độ chân thật của các loài động vật thực vật xuất hiện trong bộ phim. Và điểm mạnh này đã giúp bộ phim giành được doanh thu khủng với hơn 966 triệu USD tại phòng vé toàn cầu. Điều này đã không chỉ giúp The Jungle Book nắm chắc cơ hội có phần tiếp theo mà còn giúp mở đường cho Disney thực hiện phiên bản live-action cho bộ phim được yêu thích nhất mọi thời đại của họ: The Lion King.

 The Jungle Book.

Tuần qua, Disney đã phát hành teaser trailer chính thức cho The Lion King và không ngoài dự đoán, nó đã gây bão các trang mạng xã hội với tần suất không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, việc gắn mắc 'live-action' cho bộ phim này có lẽ là sai lầm lớn nhất của Disney. Từ đoạn trailer, bộ phim rõ ràng sử dụng công nghệ CGI 3D để đưa những nhân vật kinh điển trong phim hoạt hình bước ra đời thực, và đó là lý do tại sao hầu hết mọi người tin rằng nó nên được coi là một bộ phim hoạt hình, chứ không phải là live-action (người đóng). Tất nhiên, đây là một kết luận rất hợp lý.

Trailer The Lion King.

Điểm khác biệt duy nhất của The Lion King 2019 với phiên bản gốc là nó không phải là thể loại hoạt hình theo nghĩa truyền thống mà thay vào đó, nó được quay trên một tấm phông xanh (giống như nhiều bộ phim bom tấn bây giờ hay sử dụng). Nói rõ hơn, bản làm lại của Lion King là bộ phim kết hợp giữa cách quay phim truyền thống pha trộn với rất nhiều yếu tố CGI. Và có thể cho điểm này là đột phá, ít nhất là đối với một tác phẩm có quy mô lớn như bộ phim này.

Bây giờ, liệu các bạn có thể phân biệt được live-action và phim hoạt hình (bao gồm cả việc sử dụng CGI)? Đó chính là về cơ bản, các bộ phim live-action được tạo ra bằng máy quay phim và người quay phim. Live-action không phải là một bộ phim bắt buộc phải sự xuất hiện của con người , nó là một thuật ngữ cơ bản trong ngành công nghiệp điện ảnh ám chỉ một bộ phim được quay thực sự. Đơn giản hơn là như thế này: nếu con người bị loại bỏ khỏi Avatar của James Cameron, liệu bộ phim này có được gọi là live-action nữa hay không?

Thật thú vị khi biết rằng trước đây, nhà sản xuất kỹ xảo cho The Jungle Book và Lion King - Rob Legato từng chia sẻ với THR rằng anh ấy vẫn coi những “tác phẩm ảo” là live-action: “Tôi không coi đây là một bộ phim hoạt hình. Tôi xem chúng là những bộ phim thực thụ. Chúng tôi đã làm cho nó trở thành một bộ phim live-action”. Hơn nữa, một cuộc tranh cãi đã xảy ra trước đây rất lâu kể từ khi Disney thông báo làm lại Lion King. Trong khi đó, tất cả các phiên bản remake của Disney (đã chọn ngày phát hành) đều có tiêu đề tạm thời là 'Untitled Disney Fairy Tale (Live Action)'. Vì vậy, mặc dù The Lion King toàn sử dụng CGI nhưng nó vẫn là một bộ phim live-action.

Cuộc chiến về việc có gọi The Lion King 2019 live-action hay không sẽ không bao giờ kết thúc và tất nhiên, kể cả bạn không công nhận nó thì Disney vẫn sẽ thêm cụm từ này vào poster khi chiến dịch quảng bá chính thức bắt đầu. Hãy cùng chờ đợi đến ngày bộ phim chính thức ra rạp nhé!

Chia sẻ

Theo

Screenrant

Tin mới nhất