Phim Ảnh

Cùng tìm hiểu lục cung thời nhà Thanh để thấy rõ 'Diên Hi công lược' đã đầu tư tỉ mỉ, cẩn thận như thế nào

Bảo Duyên
Chia sẻ

Từ lúc lên sóng đến nay, "Diên Hi công lược' đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Thế nhưng, "Diên Hi công lược" cái tên này rốt cuộc có ý nghĩa gì và lục cung trong phim đã phản ánh đúng lịch sử?

Bộ phim đề tài về Thanh cung nội chiến được Vu Chính chuẩn bị từ rất lâu do Tần Lam, Nhiếp Viễn, Xa Thi Mạn, Ngô Cẩn Ngôn đóng chính - Diên Hi công lược cuối cùng cũng đã được lên sóng những ngày gần đây. Từ lúc khai máy, bộ phim luôn nhận được sự chú ý, quan tâm của khán giả. Diên Hi công lược lấy bối cảnh thời kì Đại Thanh, hậu cung của Càn Long.

Câu chuyện hậu cung giữa hoàng thượng và phi tần luôn là đề tài nóng bỏng trong những năm nay của phim truyền hình. Những bộ phim lấy bối cảnh thời kì nhà Thanh như Bộ Bộ Kinh Tâm, Cung tỏa tâm ngọc, hay bộ phim về thời kì Ung Chính của mấy năm trước: Hậu Cung Chân Hoàn truyện đều trở thành kinh điển. Kể cả bộ phim vẫn chưa lên sóng Như Ý truyện do Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa đóng chính cũng lấy cảm hứng về hậu cung thời Càn Long để xây dựng nội dung câu chuyện.

Trích đoạn “Cao Quý Phi dằn mặt Gia Tần, chuyên công kích làm chuyện bậy “.

Diên Hi công lược, cái tên này tương đối đặc biệt. “Công Lược” từ ngữ này thường được dùng trong “Du Lịch Công Lược” (Chỉ sự chuẩn bị cẩn thận trước khi đi du lịch. Những thứ này thường liên quan đến đồ ăn, thức uống, chỗ ở, thú vui…) và “Chơi game Công Lược” .(Sự hướng dẫn làm sao để có thể chơi được trò chơi đó). Tất cả những thứ này nói chung đều là chỉ sự lý giải tỉ mỉ và các bước khéo léo để tiến hành việc gì đó. Thế nhưng, từ ngữ hiện đại này lại dùng làm tên của phim Thanh Cung, chắc chắc có liên quan đến nhân vật chính trong phim.

Dưới ngữ cảnh này, thế hàm ý của hai chữ Diên Hi là gì? Thật làm cho mọi người không khỏi cảm thấy hiếu kì. Diên Hi vừa không phải là tên của nữ chính trong phim, vừa không phải là một loại tiêu đề mà là một trong lục cung trong Tử Cấm Thành. Dưới triều nhà Minh nó từng được gọi với cái tên Trường Thọ cung, Diên Kì cung và đến đời nhà Thanh thì được đổi thành Diên Hi cung.

Từ thời nhà Minh, Diên Hi cung chính là nơi ở của các phi tần trong hậu cung. Diên Hi công lược là bộ phim kể về cung nữ Ngụy Anh Lạc từ một cung nữ bình thường, dựa vào sự thông minh tài trí của mình để từng bước trở thành Lệnh Phi rồi Hoàng Quý phi dưới thời Càn Long.

Vậy nên cái tên Diên Hi công lược chính là dùng để giải thích cho quá trình từ một cung nữ đến phi tần trong phim.

Lục cung ở Tử Cấm Thành này bao gồm những cung ở phía đông: Cảnh Nhân cung, Thừa Càn cung, Chung Túy cung, Cảnh Dương cung, Vĩnh Hòa cung và Diên Hi cung. Đối xứng đó là 6 cung ở phía Tây: Vĩnh Thọ cung, Dực Khôn cung, Trữ Tú cung, Trường Xuân cung, Hàm Phúc cung  Khải Tường cung.

Cảnh Nhân cung là nơi ở của Ô Lạt Na Lạp Nghi Tu, Hoàng hậu độc ác của Ung Chính trong Hậu cung Chân Hoàn truyện. Vĩnh Thọ cung là nơi ở của nhân vật Chân Hoàn trong bộ phim trên, giai đoạn sau khi từ Cam Lộ tự về lại cung, được phong Hi phi. Thừa Càn cung trong lịch sử là nơi ở của Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị, một phi tần cực kì được sủng ái, người chiếm hoàn toàn trái tim của Hoàng đế Thuận Trị. Vĩnh Hòa cung cũng là nơi dành cho các phi tần, nó từng là nơi ở của Đức phi thời Khang Hy. Trữ Tú cung là nơi ở của Từ Hi Thái hậu cực kì nổi tiếng trong lịch sử.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhân vật trong phim được bố trí các nơi ở như sau: Hoàng đế Càn Long ở tại Dưỡng Tâm điện, Sùng Khánh Thái hậu Nữu Hổ Lộc thị ở tại Thọ Khang cung, Phú Sát Hoàng hậu ở tại Trường Xuân cung, Cao Quý phi ở tại Trữ Tú cung, Nhàn phi ở tại Thừa Càn cung, Thuần phi ở tại Chung Túy cung, Du Quý nhân ở tại Vĩnh Hòa cung.

Trích đoạn “Cao Quý Phi tới tận Trường Xuân cung để cắt lưỡi Ngụy Anh Lạc”.

Cho đến ngày hôm nay, điều làm nên sự đặc biệt của Diên Hi cung đó là nó từng là nơi ở nổi tiếng của hai vị phi tần của Đạo Quang gia và cũng là một tòa nhà ba tầng được xây dựng theo kiến trúc Tây Dương, thường được gọi với cái tên Thủy Tinh cung.

Vốn dĩ, Diên Hi cung về kiểu cách không hề khác gì so với năm cung còn lại. Nhưng dưới thời Đạo Quang, nơi đây từng xảy ra trận hỏa hoạn lớn, thiêu hủy toàn bộ chính điện, hậu điện và đông tây phối điện chỉ còn lại cửa cung. Về sau Cẩn phi (một phi tần của Quang Tự đế) muốn tu sửa nơi này theo kiến trúc Tây Dương. Chỉ tiếc là vẫn chưa tu sửa xong thì đại Thanh đã bị tiêu diệt.

Thật không ngờ, phía sau một bộ phim hậu cung tranh đấu cũng có thể hiểu thêm về lịch sử kiến trúc thời Thanh!

Chia sẻ

Bài viết

Bảo Duyên

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất