Phim Ảnh

Công bằng cho 'Hậu cung Như Ý Truyện' (Phần 1): Đạo hay không đạo

Nhi Ka
Chia sẻ

Là một trong những bộ phim thuộc nhóm đại IP với con số đầu tư khổng lồ và sự tham gia của dàn diễn viên đình đám: Châu Tấn, Hoắc Kiến Hoa, Đổng Khiết, Trương Quân Ninh, Đồng Dao,… "Hậu cung Như Ý Truyện" ra mắt vào thời điểm không mấy thuận lợi khi "Diên Hi công lược" đã thành công rực rỡ.

Ngay từ những ngày đầu, phim nhận được không ít lời dè bỉu, chê bai nào là Châu Tấn già cưa sừng làm nghé, nào là trang phục xấu, nào là Hoắc Kiến Hoa diễn đơ,… Liệu trong số những lời chê bai đó, mấy người đã thực sự công bằng đối với bộ phim này?

1. Đạo hay không đạo

Một trong những tai tiếng lớn nhất của Hậu cung Như Ý Truyện là phốt đạo văn, sao chép tác phẩm của Phỉ Ngã Tư Tồn khi chính tác giả đã lên tiếng tố trên Weibo. Điều này cũng khiến rất nhiều người từ chờ đợi quay sang ném đá và xếp Hậu cung Như Ý Truyện vào phim rác. Vậy Hậu cung Như Ý Truyện có thật sự đạo văn của Phỉ Ngã Tư Tồn?

Nguyên tác Hậu cung Như Ý Truyện gồm 6 quyển với tổng số 1 triệu 900 từ. Trong đó, dựa theo bảng màu của cư dân mạng, tổng số từ nghi là sao chép chỉ có vỏn vẹn chưa tới 500 từ. Trong số đó, không hề có từ nào được đưa vào kịch bản bởi đều là từ viết về cảnh vật, phong tục, tính toán tỷ lệ chưa tới 0,02%. Toàn bộ nội dung, nhân vật, lời thoại đều là tự viết.

Như vậy, dựa vào bảng màu tố Hậu cung Như Ý Truyện đạo văn có bao nhiêu gượng ép?

Trong số 500 từ kể trên, nếu trừ bỏ những thứ liên quan tới tư liệu lịch sử, đồ ăn, phương thuốc,… trừ tới trừ lui cũng chỉ còn chưa tới 200 từ.

Về phần câu tả cảnh Phỉ Ngã Tư Tồn tố đạo văn đạo cả lỗi chính tả, chúng ta cùng xem lại một chút, nguyên văn câu là:

Lưỡng ngạn đào hoa phu (trám) thủy khai” , “Sóc (nghịch) phong như giải ý

Trailer phim Hậu cung Như Ý truyện.

Hai câu này nguyên là xuất phát từ Hậu cung Chân Hoàn Truyện, trong Hậu cung Như Ý Truyện không xuất hiện. Chỉ có chữ “Hoàn” viết thành chữ “Tấn” mới là xuất phát từ Hậu cung Như Ý Truyện nhưng đây lại không phải lỗi chính tả mà xuất phát ban đầu của cách viết này cũng không phải từ Phỉ Ngã Tư Tồn mà xuất hiện lần đầu trong “Song Hoàn” của Mặc Trúc.

Chỉ dựa vào bảng màu với những cụm lẻ tả cảnh 4-5 từ giống nhau mà phán xét ăn cắp ý tưởng liệu có công bằng?

Thực tế mà nói, việc tả cảnh sử dụng từ trùng lặp nhau là chuyện hết sức bình thường, ví dụ như viết “hoàng hôn ám màu buồn bã” thì nguyên đoạn này cho dù xuất hiện ở văn bản khác cũng không thể nói là đạo vì “hoàng hôn” thường được đi chung với cảm giác buồn bã. Gần như chẳng ai miêu tả hoàng hôn gắn liền với sự vui vẻ, tươi sáng cả, bản thân các từ đi cùng phù hợp ngữ cảnh cũng có số lượng nhất định. Vậy nên dựa vào 4-5 từ tả cảnh để gán mác đạo văn cho một tác phẩm trở nên rất khiên cưỡng và gượng ép.

Trích đoạn tập 85 “Hậu cung Như Ý truyện”.

Căn cứ theo các tổ chức và trang web văn học phán định, Hậu cung Như Ý Truyện không hề đạo văn cho dù là bình xét theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất.

Vậy suốt bao ngày tháng qua, đã có bao nhiêu người coi Hậu cung Như Ý Truyện là “rác rưởi”, coi người xem phim là “gặm rác” đã thực sự có cái nhìn công bằng với bộ phim này hay chưa?

Trích đoạn tập 86.

(Còn tiếp)

Chia sẻ

Bài viết

Nhi Ka

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất