Phim Ảnh

'Cơn mưa tình đầu' - Phim Thái remake so với bản gốc 'The Classic' của Son Ye Jin - Jo Seung Woo như thế nào?

Hạnh Phạm
Chia sẻ

Được làm lại từ tác phẩm điện ảnh Cổ điển của Hàn Quốc, dường như Cơn mưa tình đầu của Thái Lan vẫn chưa thành công khi thể hiện cảm xúc nhân vật!

Trailer “Cơn mưa tình đầu”.

Nhạc phim “Cổ điển”.

Cơn mưa tình đầu (Classis Again) là một bộ phim điện ảnh mới, thuộc thể loại melo-drama lãng mạn của Thái Lan. Phim được làm lại từ tác phẩm điện ảnh The Classic (Cổ điển) do Hàn Quốc sản xuất vào năm 2003. Với sự góp mặt của những cái tên đình đám trong ngành công nghiệp điện ảnh như Son Ye Jin, Jo Seung WooJo In Sung, Cổ điển đã mang về thành công lớn, tạo nên nhiều tiếng vang và trở thành tác phẩm kinh điển nhất của Hàn Quốc khi nói về tình đầu.

LƯU Ý: Cân nhắc trước khi đọc, nhiều tình tiết và nội dung phim sẽ được tiết lộ

“Cổ điển”.

“Cơn mưa tình đầu”.

Cơn mưa tình đầu đan xen giữa hai câu chuyện tình yêu cách nhau 3 thập kỷ. Bota và cô bạn thân Poppy cùng cảm nắng Non – một anh bạn cùng trường đại học. Hiểu tấm lòng của người bạn thân, Bota giấu đi cảm xúc thật để cổ vũ Poppy đến với Non. Một ngày, Bota tình cờ tìm thấy chiếc hộp cũ chứa đầy những lá thư và kỷ niệm về mối tình đầu của mẹ – Dalad. Những bức thư giữa mẹ cô và một chàng trai nhà nghèo Kajorn đã khiến Bota nhận ra cảm xúc hiện tại của mình thật giống với câu chuyện tình dở dang của mẹ.

Trong khi, Cổ điển kể lại câu chuyện tình yêu thuần tuý hơn một bài thơ, xót xa hơn một tiểu thuyết. Xuyên suốt 2 giờ đồng hồ, bộ phim đã cho thấy sự lãng mạn, ngọt ngào, chua xót, tiếc nuối trong một mối tình. Nó có tác dụng khiến cho những người đang yêu càng thêm say đắm và thoạt nhìn về câu chuyện tình đầu của mình.

Nếu Cổ điển là một bản tình ca buồn khiến người ta phải rơi nước mắt trong suốt 2 tiếng thì Cơn mưa tình đầu xem kẽ vào đó một số tình huống hài hước, phá vỡ bầu không khí căng thẳng và ngột ngạt. Tuy nhiên, bản Thái vẫn chưa thể hiện được hết những gì biên kịch muốn gửi gắm vào nhân vật, cũng như việc truyền tải thông điệp của bộ phim.

Cơn mưa tình đầu được đầu tư khá kỹ lưỡng để mang đến cho khán giả những thước phim tươi sáng, đẹp như cổ tích. Ngoài ra, nội dung cũng khắc họa nên tính cách và chuyện tình của các cặp đôi nhân vật trong phim. Có thể nói Cơn mưa tình đầuCổ điển giống nhau về nội dung, nhưng không ít những tình tiết tạo nên được sự khác biệt.

Bối cảnh và cuộc gặp gỡ với nam chính ở thời điểm hiện tại:

Cổ điển: Soo Kyung thích Sang Min (Jo In Sung) – sinh viên khoa kịch. Soo Kyung tính nóng vội, nhờ Ji Hye (Son Ye Jin) viết giùm một lá thư cho Sang Min. Ji Hye đã mượn tên của Soo Kyung để thổ lộ tình cảm với anh. Nhưng khi thấy những lá thư ấy giúp Soo Kyung gần gũi được Sang Min, Ji Hye nảy sinh cảm giác tội lỗi vô cớ và cố xa lánh Sang Min nhưng họ cứ vô tình chạm mặt một cách ngẫu nhiên.

Cơ mưa tình đầu: Bota và cô bạn thân Poppy đều thích chàng sinh viên Non. Sau khi đọc những bức thư tay về câu chuyện tình của mẹ với tình đầu trong quá khứ, Bota đã kể với Poppy và cô nàng bạn thân đã lấy làm kịch bản cho vở diễn cùng Non. Khá ngại ngùng và có ý định từ chối nhưng Bota được bị thuyết phục. Kể từ đó, Bota có thêm cơ hội gặp gỡ và trao đổi với Non.

Nếu Soo Kyung là một cô gái thẳng thắn, nóng vội và đôi khi khiến Ji Hye khó chịu phiền lòng thì dường như Poppy có tính khác đối lập. Cô ấy dễ thương, tươi sáng và cực kỳ tốt tính đối với Bota. Do đó, chúng ta ít nhiều sẽ thấy tính cách khác nhau của nhân vật này.

Ngoài ra, nhân vật sinh viên Sang Min và Non càng cho thấy sự khác biệt lớn. Nếu Sang Min tỏ ra là một anh chàng trầm tính, được tất cả bọn con gái trong trường say nắng và không quan tâm đến bất cứ cô gái nào, thì Non ngược lại. Ở bản Thái, anh ấy biến đổi thành một người ấm áp, thể hiện sự quan tâm và bắt chuyện trước với Bota.

Sau khi xem xong Cơn mưa tình đầuCổ điển, khán giả có thể nhận ra được sự chênh lệch không chỉ về nội dung mà còn trình độ diễn xuất của các diễn viên. Cơn mưa tình đầu có màu sắc quá tươi khác, trong khi Cổ điển thấm đượm màu sắc hoài cổ, gợi nên câu chuyện tình buồn chân thật.

Cảnh mẹ nữ chính và tình đầu tạm biệt nhau sau một ngày hẹn hò

Cổ điển: Sau một ngày ở bên nhau và trải qua nhiều trải nghiệm thú vị, cặp đôi buộc phải trở về sau cơn mưa rào, trời tối đen như mực. Trên con thuyền bé nhỏ, Ji Hye đã trao chiếc vòng cổ của mình như một món quà gửi tặng và tỏ lòng biết ơn đối với Joon Ha (Jo Seung Woo). Lúc này, tay cô vẫn giữ con đom đóm mà anh bắt tặng cho mình. Họ nảy sinh nên phản ứng hóa học tình cảm, trao đổi ánh mắt như thể không muốn nói lời tạm biệt.

Cơn mưa tình đầu: Bộ phim của Thái Lan hoàn toàn bỏ qua cảnh phim được đề cập đến trên, nó rút gọn đi mất những tình tiết quan trọng. Bởi lẽ đó, khi xem chúng ta sẽ có cảm giác thiếu vắng một điều gì đó như chất k.ích thích cảm xúc.

Cảnh mẹ nữ chính gặp lại tình đầu ở trường học

Cổ điển: Ji Hye nhìn thấy Ha Joon từ phía xa với biểu cảm mừng rỡ, hạnh phúc nhưng phải ra về cùng gia đình mà không thể nói lời chào. Dù vậy, cô tiểu thư cũng thể ngăn lại cảm xúc của bản thân, Ji Hye chạy lại vào trong hội trường để tìm Ha Joon. Lúc này, anh chàng ngồi ở khuôn viên và nhìn thấy cô. Sau đó, anh lấy hết dũng khí chạy về phía hội trường để gặp Ji Hye. Cả hai chạm mặt với cơn thở dốc nhưng không quên bộc lộ niềm vui khi được dịp tái hợp với nhau. Cảnh quay này cực kỳ ấn tượng vì cho khán giả cảm nhận được ngọn lửa yêu thương đang bùng cháy trong tim của những cô cậu học sinh tuổi mới lớn.

Cơn mưa tình đầu: Bỏ lỡ nhiều tình tiết tạo nên sự rung cảm cho khán giả. Chúng ta không thể cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt của nhân vật như bản gốc khi hai diễn viên Thái diễn quá hời hợt, nhạt nhòa. Thực sự mà nói, bỏ qua cảnh Kajorn chạy về phía Dalad quả thật quá sai lầm. Bởi vì nó không đủ sức để dấy lên cảm xúc dâng trào, sự nuối tiếc và không muốn bỏ lỡ cơ hội gặp nhau.

Ngoài ra, những cảnh phim đắt giá nhất trong tác phẩm này cũng bị sơ lượt bớt, mất đi giá trị nghệ thuật vốn có phải cần phải kể đến như: cảnh chạy dưới mưa, chia tay và thổ lộ tình cảm dưới mưa, phát hiện ra nam chính bị mù, nam phụ tự tử, nữ chính biết nam chính qua đời.

Tất cả những gì Cơn mưa tình đầu thể hiện là làm lại sao cho giống và có chút khác biệt với bản gốc nhưng đã vô tình khiến cho mạch phim đứt quãng, thiếu tự nhiên. Chưa kể, Cơn mưa tình đầu muốn tạo ra tình huống mới để thay đổi nhưng vẫn giữ lại cái điểm mấu chốt của bản Hàn. Vì vậy, nội dung trở nên rối tung và không hợp lý. Các chi tiết hài và bi không tới nơi tới chốn, nó lửng lơ ở giữa càng khiến người xem trở nên khó chịu.

Nếu Cổ điển thành công trong việc xử lý vấn đề giữa các nhân vật chính và phụ thì Cơn mưa tình đầu khiến người xem mơ hồ. Họ không thể thuyết phục trước những tình huống vô lý, không đầu không đuôi được đưa ra. Khi xem Cổ điển, khán giả như được dịp hóa thân vào chính các nhân vật trong phim bởi diễn xuất chạm tới trái tim của các diễn viên. Chắc chắn chúng ta sẽ ủng hộ cho mối tình của cặp đôi nhân vật chính bằng những dẫn chứng hợp tình hợp lý.

Trong khi, cái “thành công” nhất của Cơn mưa tình đầu có lẽ là khán giả sẽ ủng hộ và đồng cảm với nhân vật nam – nữ phụ của bộ phim. Trên thực tế, bản Thái Lan khiến cho người xem vô tình nhận thấy cặp đôi chính ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho cảm xúc của bản thân. Vậy, không phải Cơn mưa tình đầu đã đi sai hướng mà Cổ điển muốn khán giả hướng tới hay sao?

Ngoài ra, việc gỡ rối cho chuyện tình của Bota và Non đi quá xa và lằng nhằng. Nó khiến mạch phim trở nên chậm dãi đến khó chịu. Dẫn đến, cách giải quyết tình huống trong trường hợp này trở nên “nhạt nhẽo”, sơ lược và thiếu sức thuyết phục. Nói cho cùng, Cơn mưa tình đầu không làm nổi bật được cảm giác day dứt, nuối tiếc và nhớ đến mối tình đầu mà Cổ điển đã vẽ lên.

Để biết thêm chi tiết, mời các bạn đến rạp thưởng thức Cơn mưa tình đầu vào ngày 19/06 sắp tới!

Chia sẻ

Bài viết

Hạnh Phạm

Tin mới nhất