'Ánh lửa nơi vì sao': Tác phẩm nghệ thuật tả thực những ức chế tình cảm đồng giới vào thập kỷ đen trắng

Bình Duy
Chia sẻ

Elijah Woods, Celyn Jones đã cùng nhau tạo nên một bản nhạc đen trắng nhưng âm vang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau về những trăn trở, ái ngại và trốn tránh cảm xúc về tình yêu đồng giới.

Set fire to the stars (Ánh lửa nơi vì sao) được đạo diễn Andy Goddard trình diễn trước công chúng vào giữa năm 2015. Tác phẩm được giới chuyên gia đánh giá rất cao vì miêu tả sắc nét những mâu thuẫn phức tạp trong nội tâm của người đồng tính. Tạo hình phim đậm màu cổ điển như câu chuyện bộ phim tái hiện vào những năm 1950.

Chàng diễn giả trẻ tuổi và nhà thơ xứ sở sương mù rơi vào một mối quan hệ đan rối tình cảm cá nhân

Không phải ấn phẩm đồng tính nào cũng dựa trên những sự kiện có thật, Ánh lửa nơi vì sao không những dựa trên những nhân vật thật mà còn gửi gắm thông điệp cụ thể vào cuộc sống.

Dựa trên sự kiện năm 1950, nhà thơ xứ Wales Dylan Thomas và học giả người Mỹ John Malcolm Brinnin trải qua khoảng thời gian cùng nhau khi Thomas trở thành diễn giả ở thành phố New York. Sự nhiệt tình tận tụy của Brinnin khi chào đón nhà thơ nước Anh và những cảm xúc thân mật của cả hai tại khu rừng Connecticut. Qua đó Brinnin thấu hiểu nghệ thuật qua từng ý thơ, tình yêu Thomas gửi gắm, từng mâu thuẫn tư tưởng, những ý nghĩ về tình yêu dần dần đưa người xem chạm đến giá trị nghệ thuật đích thực.

Trailer phim.

Ấn phẩm là một dòng chảy nghệ thuật đa sắc trên nền phim hai màu đen trắng

Từng sự đồng cảm, màu ảnh đen trắng tái hiện lại không gian thập kỷ 1950, sự chối bỏ trong suy nghĩ của Thomas, cảm xúc qua từng ánh mắt của Brinning dần siết chặt trái tim người xem.

Tạo hình bóng bẩy tái hiện rõ vẻ lịch lãm của những chàng diễn giả năm 1950

“Hôn tôi đi. Hãy ở lại cùng tôi.”-Thomas chế giễu Brinnin.

“Không, tôi không thể.” - Brinnin đáp.

“Hãy để mũi bạn gần cạnh tôi, để những mâu thuẫn trong bạn, dòng máu nóng trong bạn vỡ ra trên thân thể tôi. Để chúng ta dịu dàng cùng nhau và giữ bí mật này chỉ cả hai thấu hiểu mãi mãi.” Mỗi lời nói, từ ngữ thô ráp nhưng bộc lộ rõ khát khao của cả hai và đưa Brinnin thoát ra khỏi bộ quần áo kìm hãm dòng cảm xúc nóng rực thêu đốt trong người. Không đưa những cảnh xác thịt gần gũi táo bạo vào như dòng phim đồng tính ở những quốc gia khác, Ánh lửa nơi vì sao khoác lên mình lớp áo nhẹ nhàng và thơ mộng hơn.

Brinnin trong câu chuyện là màn đấu tranh giữa những cảm xúc bản thân muốn chối bỏ

Hai diễn viên nam đã truyền tải lại những hình ảnh về người đồng tính những năm 1950, trói buộc trong suy nghĩ, xoá bỏ cảm xúc thực tại, tự dày vò bản thân và đắm mình trong biển rượu. Những sự kì thị, áp đặt giới tính được đạo diễn Andy lồng ghép rõ ràng qua chuyến thăm của nhà văn Shirley Jackson, người kể lại những câu chuyện kinh dị về tình dục thời kỳ đó.

Cylen Jones tái hiện lại hình ảnh Dylan Thomas đầy tham vọng

Diễn viên Celyn Jones đồng biên kịch cùng đạo diễn Andy Goddard được tái hiện lên màn ảnh từ quyển sách Dylan Thomas xuất bản năm 1953 của Brinnin. Quyển sách chứa đựng những tâm tư, lạc lối vào tình cảm đồng giới. Đến ngày hôm nay, từng mâu thuẫn nội tâm trên màn ảnh của Brinning vẫn tồn tại trong thế hệ người đồng tính trẻ, u sầu dai dẳng trên số phận về bức chân dung đồng tính vẫn hiện nguyên trên địa cầu. Qua đó bộ phim hy vọng mang đến xã hội cái nhìn thấu hiểu và cảm thông hơn đồng thời khắc họa thành công nhân vật Brinnin bởi tài năng diễn xuất ấn tượng của Elijah Woods.

Sau cuộc chiến vùi vập cảm xúc, hình ảnh hai người cùng hướng về một vùng trời để lại nhiều suy nghĩ cho người xem

Chia sẻ

Bài viết

Bình Duy

Tin mới nhất