Phim Ảnh

20/11 sắp đến, cùng hoài niệm thanh xuân với 5 kiểu giáo viên thường gặp trong phim truyền hình Hoa ngữ

Vy Linh
Chia sẻ

Những kỷ niệm trên ghế nhà trường luôn là một miền ký ức rất đẹp trong mỗi con người. Đâu chỉ bạn bè, mái trường thân yêu cùng những người thầy cô đáng kính cũng khiến chúng ta không thể nào quên. Cùng xem phim Trung với Saostar để hoài niệm về những người thầy cô yêu quý của những ngày xưa ấy nhé.

1. Những người thầy cô cực hiền

Đời người học sinh ai chưng từng gặp những người thầy cô hiền khô, dễ thương? Thầy giáo Trương Bình (Phương Văn Cường) trong Điều tuyệt vời nhất của chúng ta chính là một ví dụ điển hình.

Lần đầu tiên làm chủ nhiệm, có chút rụt rè, lúng túng. Thầy để học sinh của mình đàm phán, thương lượng cả những chuyện cỏn con như chuyện đổi chỗ ngồi. Về cơ bản thầy Trương Bình cũng là một người thầy khá giỏi, nhưng về mặt quản lý học sinh thì hơi dễ dãi.

Tuy vậy, một người thầy nhiệt tình, vui tính, đáng yêu như Trương Bình luôn được học sinh yêu quý và mong mỏi. Những lý lẽ đơn giản và phù hợp, đôi khi đem lại những hiệu quả lý lẽ cực cao.

2. Những người thầy cô nghiêm khắc

Luôn đại diện cho nguyên tắc và kỷ luật của nhà trường, những người thầy, người cô này không những là nỗi sợ hãi mà đôi khi còn là là sự chán ghét của học sinh.

Đại diện tiêu biểu, có mặt xuyên suốt cả hai phim Điều tuyệt vời nhất của chúng ta Xin chào ngày xưa ấy, chắc hẳn khán giả vẫn chưa quên thầy giáo chủ nhiệm lớp chứa toàn thành phần đầu não, đó là thầy Trương Phong (Cao Văn Phong).

Mục tiêu của thầy lúc nào cũng là học và học. Thầy không ngại mang tiếng ác, mắng mỏ học sinh lớp mình và cả lớp khác, chỉ vì mong muốn học sinh có thể học hành tốt hơn, có thể đủ điểm thi vào đại học. Những nghiêm khắc, sát sao của thầy có thể vừa là động lực, lại vừa là áp lực khiến mỗi học sinh chăm chỉ hơn.

Đâu chỉ có thầy giáo, các cô giáo cũng nghiêm khắc không kém. Cô giáo Lưu trong Gi thời thanh xuân đẹp đẽ đơn thuần là một giáo viên như thế, nghiêm khắc nhưng đầy trách nhiệm.

Tuy không quá gay gắt như thầy Trương Phong, cô Lưu Tân Hà (Tần Tử Nhiên) là một giáo viên tiếng anh đúng chuẩn mực vừa đủ để học sinh không quá sợ mình nhưng cũng không quá đùa cợt. Khi học sinh mắc lỗi, cô sẵn sàng kiểm điểm nhưng những lời cô nói có phần nhẹ nhàng hơn. Học ra học, chơi ra chơi, việc nào ra việc đấy, nguyên tắc và chuẩn mực đó chính là cô chủ nhiệm Lưu.

3. Những người thầy cô lạ lùng, bí ẩn

Trường hợp này thực sự rất ít nhưng không phải không có, tuy nhiên các thầy cô ngoài đời thực thường có độ lơ đãng ít hơn hình tượng trong phim. Ở những thầy cô này, những hành động tưởng chừng bình thường nhưng lại luôn gây ra một cảm giác lạ lùng và khó hiểu.

Nếu hay xem phim dạng thanh xuân vườn trường Trung Quốc, khán giả có thể dễ dàng bắt gặp những thầy cô này- nhân tố gây cười trong môi trường giáo dục căng thẳng. Điển hình là cô Thịnh Bạch Liên trong Tôi sẽ không để con gái bắt nạt.

Đây là một cô giáo được xếp vào hàng ế. Không phải vì ngoại hình mà là vì tính cách cô có phần cổ quái, hoài cổ, ăn mặc đồ cổ trang cách tân, phòng làm việc cũng khói sương sặc mùi bí ẩn. Có thể nói cô Bạch Liên lúc nào cũng như người trên mây. Nếu trong thế giới cổ trang, chắc hẳn cô sẽ là một kỳ nhân tu tiên đắc đạo.

4. Những người thầy cô bá đạo

Bá đạo có chút bạo lực là tính cách của các thầy cô này. Tuy bạo lực không phải là thứ được khuyến khích ở trường học. Tuy nhiên với một xu hướng bạo lực tích cực, vừa phải, có lẽ sẽ khuyến khích được tinh thần học tập của học sinh.

Thầy Trần Hiệp do diễn viên võ thuật Chân Tử Đan thủ vai trong bộ phim điện ảnh Đại sư huynh chính là một người thầy như thế. Vốn xuất thân từ quân đội, nên tính cách của thầy rất thẳng thắn, bộc trực, ngoài ra thầy còn rất giỏi trong việc đánh đấm.

Những trò trẻ con của lũ học sinh phá phách không hề ảnh ưởng gì đến thầy. Nhưng thay vì dùng nắm đấm để đè nén tinh thần học sinh, thầy Trần Hiệp lại đi sâu vào tâm lý, tình cảm và hoàn cảnh của mỗi học sinh, tìm hiểu lý do để học sinh ấy trở nên cá biệt. Từ đó có những phương pháp giải tỏa tâm lý riêng biệt cho từng người. Kể cả việc xông pha vào võ đài ngầm để cứu học sinh của mình thầy cũng không từ nan.

Dùng nắm đấm để chứng minh uy lực của giáo dục. Thời còn trẻ dùng sức lực của mình bảo vệ an ninh tổ quốc, khi về già cũng dùng chính sức lực, khả năng ấy để bảo vệ tương lai cho những mầm non của đất nước. Một người thầy như Trần Hiệp có học sinh nào là không yếu quý, trân trọng.

Trong bộ phim Thầy giáo thịt tươi, thầy giáo A Liệt- Vương Cách Tất (Bạch Khách)- nhân vật chính là một người có xuất thân là thiếu gia giàu có, gỏi ăn chơi, giỏi chiêu trò không kém các học sinh của mình.

Đảm nhận vị trí giáo viên chủ nhiệm lớp 11E- lớp quậy nhất trường nhưng A Liệt vẫn không hề nao núng, phá tan mọi âm mưu , kế hoạch chơi khăm của học trò để dần dần cảm hóa và đưa chúng về đúng quỹ đạo. Thầy ngổ ngáo trị trò phá phách, đây quả là một phương pháp dạy dỗ có hiệu quả.

5. Thầy cô giám thị, bí thư, phụ trách

Đây là những kiểu thầy cô phụ trách kỷ luật trong trường. Như một phép màu, các thầy cô ấy có mặt ở mọi ngóc ngách trong trường, bắt được quả tang rất nhiều vụ việc vô kỷ luật để rồi xử phạt một cách cực kỳ nghiêm khắc.

Có thể khán giả vẫn chưa quên, thầy chủ nhiệm Phan chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các học sinh trường Chấn Hoa suốt từ Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta đến Xin Chào Ngày Xưa Ấy .

Chỉ cần một sai phạm nhỏ, trong mắt thầy Phan sẽ là cả một tội lỗi lớn, bắt buộc phải bị xử lý. Nhưng tất cả đều là hình thức răn đe đáng có ở một môi trường giáo dục. Suy cho cùng cũng là thầy lo lắng cho tương lai học sinh. Rèn luyện ý thức, đạo đức từ trong nhà trường cũng là một hành trang quý giá trong quá trình trưởng thành của mỗi con người.

Trong một bộ phim đình đám khác đó là gửi thời thanh xuân đẹp đẽ đơn thuần, thầy giám thị Trương Thế Lượng gây ấn tượng mạnh khi là một nỗi khiếp sợ của toàn thể học sinh trong trường.

Thầy có thể vì học sinh khối 10 đánh nhau với khối 12 mà lên tận lớp mắng học sinh một trận te tua. Thầy vì bắt được học sinh của mình lén lút viết thư tình mà bắt giao nộp rồi đọc trước lớp. Đây rõ ràng là một hành động xâm phạm đời tư nhưng lại xuất phát từ mong muốn giúp các em học sinh của mình không được yêu đương sớm, toàn tâm toàn ý lo cho việc học. Nói cho cùng, tuy phương pháp không đúng nhưng cũng là vì tương lai của mỗi học sinh.

Nói chung những người thầy cô giáo ấy, dù có như thế nào cũng đã từng là người lái đồ dạy dỗ, bảo ban và che chở cho chúng ta suốt những năm tháng học sinh. Đến khi trưởng thành, kỷ niêm về một thời học sinh nghịch ngợm có bạn bè trường lớp thầy cô sẽ luôn là những kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi chúng ta.

Chia sẻ

Bài viết

Vy Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất