Phim Ảnh

12 sự thật thú vị về các tựa phim nổi tiếng khiến bạn 'phát cáu' vì không nhận ra sớm hơn

Ngọc King.
Chia sẻ

Bạn có biết tại sao phản diện hay nói giọng Anh – Anh trong phim hay không?

Điện ảnh luôn ẩn chứa những điều thú vị, rất nhiều trong số đó đến từ các nhà làm phim thông minh. Họ luôn biết làm khán giả ngạc nhiên ngay cả khi đã xem phim nhiều lần, bằng cách để lại những chi tiết vô cùng tinh tế dù cho đó là cách sử dụng màu sắc, góc quay hay âm thanh trong phim. Hãy cùng khám phá 12 sự thật trong các bộ phim quen thuộc sẽ khiến bạn ồ lên thích thú.

1. Mother!

Trong bộ phim, máy quay luôn hướng về phía nhân vật “người mẹ” để khán giả hiểu rằng đây là thực thể quan trọng duy nhất. Có 3 kiểu quay trong Mother! bao gồm quay hướng nhìn POV (hướng ra góc độ mà Mẹ đang nhìn tới), các cảnh quay Mẹ và quay phần lưng Mẹ. Có thể nói máy quay được gắn chặt với nhân vật này toàn bộ thời lượng phim, trói buộc khán giả với nhân vật chính.

2. Màu sắc trong Wonder Woman

Không chỉ sử dụng màu sắc để phân biệt giữa thiên đường tươi xanh của hòn đảo Themyscira do phụ nữ Amazon trị vì với thế giới đổ nát của đàn ông, các nhà làm phim của Wonder Woman còn sử dụng bảng màu rực rỡ để phân biệt giữa tác phẩm với những phim khác của DC.

3. Spider-Man: Into the Spider-verse

Kịch bản của bộ phim hoạt hình nhà Sony có đoạn: “Miles không rơi từ trên trời xuống. Cậu ấy đang bay lên.” Cảnh quay cú rơi kinh điển “leap of faith” trong Into the Spider-verse được quay ngược đem lại cho khán giả cảm giác như họ đang chứng kiến Miles bay lên đối đầu với thử thách.

4. Các bộ phim trinh thám

Bạn có biết hầu hết các bộ phim trinh thám đều đi theo cấu tứ gọi là curiosity structure (cấu trúc tò mò) để lôi cuốn khán giả ngay từ đầu phim? Bằng cách “spoil” cái kết đẫm máu hoặc một chi tiết quan trọng của vụ án trong các phút đầu, đạo diễn sẽ khiến người xem cảm thấy tò mò muốn tìm hiểu xem ai đã làm điều đó và như thế nào, vô hình trung phải theo dõi cả bộ phim dù đôi khi phải ngồi lại chứng kiến cái kết ngớ ngẩn không chịu được.

5. Bộ phim “xoắn não” Memento

Trong nỗ lực khiến người xem thêm bội phần đau não, bộ phim Memento còn được chiếu ngược để đảm bảo chắc chắn là khán giả cũng “đây là đâu tôi là ai” y như nhân vật Leonard.

6. Chất giọng phản diện

Trong rất nhiều phim Mỹ, kẻ phản diện thường nói giọng Anh. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra, giọng Anh Mỹ thường được những người không có chất giọng này nhận xét với các từ “khôn ngoan, sắc sảo, cao quý, có học thức, không đáng tin tưởng, đạo đức kém” - những từ hoàn hảo để mô tả về chân dung một kẻ xấu.

7. American Psycho

Trong cảnh phim “xòe danh thiếp” kinh điển, mỗi lần một danh thiếp được xòe ra là có một tiếng “whoosh!” vang lên. Theo các nhà làm phim, đây là âm thanh của thanh kiếm Nhật khi giao đấu, thể hiện sự hung hăng rất cổ điển của các cá nhân tính nam.

8. The Iron Giant

Riêng nhân vật Người Khổng Lồ Sắt trong The Iron Giant được đồ họa bằng máy tính, còn lại từ bối cảnh cho đến các nhân vật khác đều được vẽ bằng tay. Vì thế khán giả xem phim sẽ có một cảm giác khó giải thích rằng Người Khổng Lồ có vẻ gì rất khác biệt và to lớn hơn hẳn mọi thứ trên Trái Đất. Và giờ thì bạn có đáp án rồi đó.

9. Âm thanh trong phim kinh dị

Các bộ phim kinh dị như The Shining và The Exorcist sử dụng những âm thanh hoảng loạn của động vật để kích thích khán giả. Con người tiến hóa để nhận biết những tiếng kêu bất thường của động vật như tín hiệu nguy hiểm, vì thế các nhà làm phim đã phối các thứ tiếng khác nhau từ nhiều loài vật để khiến người xem càng thêm bất an.

10. The Shawshank Redemption

Cảnh phim trong nhà tù được quay với tông màu xám và góc quay chật hẹp để khán giả cảm nhận được sự ảm đạm và tù túng nơi đây. Sau đó, khi nhân vật trốn thoát đến với tự do, màu sắc phim càng tươi sáng và góc quay cũng được giải phóng rộng hơn nhiều.

11. Daredevil

Trong mùa 1, trang phục của Wilson Fisk ngày càng trở nên sáng màu hơn là có lý do. Đó là cách các nhà làm phim nói cho khán giả biết nhân vật này đang trên con đường trở thành Kingpin.

12. Requiem for a Dream

Bộ phim bắt đầu bằng góc quay rất rộng nhưng sau đó càng trở nên chật hẹp hơn, tập trung vào khuôn mặt hốt hoảng, “phê pha” của diễn viên. Điều này là dụng ý của đạo diễn để khán giả thực sự cảm nhận được những gì mà nhân vật đang trải qua.

Chia sẻ

Bài viết

Ngọc King.

Tin mới nhất